| Hotline: 0983.970.780

Mưa dầm ở ĐBSCL: Lò sấy lúa quá tải

Thứ Năm 14/07/2011 , 08:35 (GMT+7)

Hiện vùng Tứ giác Long Xuyên đang thu hoạch lúa hè thu với khoảng 50-70% diện tích trong điều kiện thời tiết bất lợi do những đợt mưa giông kéo dài làm cây lúa đổ ngã. Các lò sấy lúa luôn trong tình trạng quá tải, dù các chủ lò cho hoạt động hết công suất.

Hiện vùng Tứ giác Long Xuyên đang thu hoạch lúa hè thu với khoảng 50-70% diện tích trong điều kiện thời tiết bất lợi do những đợt mưa giông kéo dài làm cây lúa đổ ngã. Các lò sấy lúa luôn trong tình trạng quá tải, dù các chủ lò cho hoạt động hết công suất.

Làm không dám nghỉ

Chạy dọc tuyến bờ nam kênh Vĩnh Tế thuộc địa bàn xã Lạc Quới, Vĩnh Gia của huyện Tri Tôn (An Giang) vào thời điểm này sẽ bắt gặp cảnh nông dân đang tất bật thu hoạch lúa hè thu trong điều kiện chạy mưa dầm. Những chiếc xe cải tiến, xe trâu cứ nườm nượp nối đuôi nhau chuyển lúa ướt về tập kết tại các lò sấy.

Ông Trương Văn Trí, chủ lò sấy có công suất 20 tấn/mẻ tại khu vực này cho biết, do mưa suốt mấy ngày qua nên lượng lúa ướt được bà con kéo đến nhờ sấy luôn kín đặc. Lúc cao điểm không còn chỗ chứa, ông Trí còn phải dùng đến bạt nilong làm mái che thêm bên ngoài lò sấy để tránh nước mưa làm ướt thêm những bao lúa nằm chờ tới lượt đưa vào lò.

Theo ông Trí, giá mỗi tấn lúa sấy khô hiện nay từ 180.000 đồng đến 220.000 đồng, tùy theo lúa ướt nhiều hay ít. Tức là cao hơn năm trước khoảng 40.000 đồng/tấn. Lí do, giá cả các nguyên vật liệu và tiền thuê nhân công tăng cao. Cụ thể, giá mỗi bao trấu đốt lò tăng từ 5.500 đồng lên 7.500 đồng, dầu dùng chạy máy quạt hơi nóng vào lò tăng gần 4.000 đồng/lít, tiền mướn nhân công bốc vác lúa ra vào lò, tiền trả cho thợ chụm lò đều tăng.

Ông Trí cho hay: “Mặc dù giá tiền công sấy lúa có tăng so với vụ hè thu trước nhưng bà con cũng không ngại, bởi nếu bán lúa tươi tại ruộng cho các thương lái giá chỉ khoảng 5.000 đồng đến 5.200 đồng/kg, còn lúa đã sấy khô thì bán được giá cao hơn khoảng 1.000 đồng – 1.200 đồng/kg. Tính ra bà con chịu khó đem lúa tới lò sấy khô vẫn có lợi hơn”.

Tuy nhiên ông Trí cũng chia sẻ, vụ hè thu năm nay bà con nông dân sản xuất gặp nhiều khó khăn, đầu vụ thì chịu giá vật tư nông nghiệp tăng cao, cuối vụ lại chịu thêm cảnh thời tiết bất lợi làm phát sinh chi phí. Cũng may, nhờ giá lúa đang đứng ở mức cao nên nông dân còn có chút lãi.

Phục vụ cho thương lái

Khác với các địa phương trong vùng sâu Tứ giác Long Xuyên như Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Thoại Sơn, tại xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang), vào thời điểm này, các lò sấy cũng đang trong tình trạng quá tải do các thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng của nông dân từ khắp nơi với giá rẻ để về đây sấy khô lại bán kiếm lời.

Ông Lê Văn Sền, đang sở hữu một lò sấy có công suất 25 tấn/mẻ cho biết, vào thời điểm này ruộng lúa ở Khánh Hòa còn gần 10 ngày nữa mới bắt đầu thu hoạch. Song hiện tại lò sấy nhà ông cũng phải làm việc suốt ngày đêm kịp giao hàng cho thương lái.

Theo Trung tâm Khuyến nông An Giang, hiện toàn tỉnh có 3.240 lò sấy cỡ nhỏ, đáp ứng nhu cầu sấy gần 50% sản lượng lúa vụ hè thu. Ngoài ra, Trung tâm đã triển khai Chương trình máy sấy nông sản với quy mô lớn, vừa giúp cho nông dân giảm thất thoát sau thu hoạch, vừa nâng cao chất lượng hạt lúa để bán được giá góp phần cải thiện đời sống nông dân. Được biết, đây cũng là một trong những tiêu chí mà tỉnh An Giang đưa vào trong việc thực hiện xây dựng NTM.

Ông Sền nói như khoe: “Trước đây, gia đình tui ăn nên làm ra là nhờ vào mấy chục công đất ruộng và 3 ao cá tra. Sau khi thất bại với nghề nuôi cá, đất ruộng cũng mất sạch theo. Mấy năm gần đây, nhờ được Hội Nông dân hỗ trợ cho cái lò sấy 10 tấn/mẻ, tui bắt tay vào làm quanh năm, 2 vụ thu đông và đông xuân thì mình nhận sấy thuê lúa giống. Vụ chính (hè thu) thì phục vụ cho các hàng xáo mua lúa tươi hoặc lúa ướt của nông dân. Nhờ vậy mà tui tích cóp dần rồi nâng cấp lò sấy lên 25 tấn/mẻ như hiện nay. Khoảng vài ngày nữa là tui lắp thêm lò sấy có công suất 40 tấn/mẻ với tổng số vốn đầu tư trên 200 triệu để phục vụ cho bà con trong và ngoài địa phương. Lò công suất lớn như vậy may ra mới xuể”.

Hiện tại ông Sền chỉ lấy tiền công sấy lúa 170.000 đồng/tấn, rẻ hơn nơi khác đến 50.000 đồng/tấn. Lí giải vì sao có chuyện giá sấy lúa rẻ hơn nhiều so với nơi khác, ông Sền cho biết, là nhờ ông đầu tư hệ thống thổi hơi nóng vào lò bằng máy điện nên giá thành sấy lúa giảm đáng kể.

 Theo tính toán, nếu sử dụng máy quạt chạy bằng dầu thì tiền lãi (đã trừ hết chi phí) chỉ khoảng 10.000 đồng/tấn, còn đầu tư máy điện thì tiền lãi đó sẽ gấp 4 lần. Ông Sền chia sẻ: “ Đầu tư xây dựng lò sấy chạy bằng máy điện cần số vốn lớn gấp cỡ 3 lần so với máy dầu. Chỉ tính riêng hệ thống điện hoàn chỉnh cũng đã trên 150 triệu đồng, nhưng về lâu dài là rất hiệu quả vì tiết kiệm chi phí. Nhờ đó mà mình cũng góp phần giúp bà con nông dân giảm bớt khó khăn”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khơi thông 'huyết mạch' những cánh đồng đất Cảng: Kênh mương 'cấp xã' chắp vá

HẢI PHÒNG Hệ thống công trình thủy lợi do các xã quản lý ở Hải Phòng được đầu tư từ lâu, đã xuống cấp do thiếu kinh phí tu sửa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.