| Hotline: 0983.970.780

Mùa dâu Hạ Châu

Thứ Năm 17/10/2013 , 08:33 (GMT+7)

Dâu Hạ Châu nổi tiếng được trồng nhiều ở huyện Phong Điền từ một giống dâu được tuyển chọn, nhân giống từ năm 1960 đến nay.

Những ngày này, trên những tuyến đường Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền (TP Cần Thơ) và hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán trái dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn.

Dâu Hạ Châu nổi tiếng được trồng nhiều ở huyện Phong Điền từ một giống dâu được tuyển chọn, nhân giống từ năm 1960 đến nay. Loại này có ruột màu trắng sữa, ngọt thanh, pha chút chua dịu, phẩm chất vượt trội.

Mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch và hiện đang là thời điểm chín rộ. Những ai được sinh ra và lớn lên ở xứ này thì dù có xa quê nhưng khi cảm nhận được mái nhà mình đón những cơn mưa xối xả như trút nước là biết rằng ở miền Tây, dâu Hạ Châu đang trĩu quả.

Dâu Hạ Châu không có màu đỏ mọng như dâu da xoan mà có màu vàng nhạt khi chín. Loại dâu này có nhiều múi bên trong như trái bòn bon nhưng mọng nước hơn nên mềm hơn, hạt to hơn và được bọc bên ngoài một lớp màng mỏng manh lúc nào cũng căng như sắp vỡ ra.


Dâu Hạ Châu dễ trồng, ít tốn công chăm bón, thích nghi với vùng đất phù sa Phong Điền

Buồng trái dài, hơi thưa quả to sáng trắng đẹp. Nếu trúng mùa một chùm trái sai có thể nặng cả ký, còn thường thường khoảng 300 - 400 gram. Đa phần người ăn đều không nhả hạt. Họ cho vào miệng ngậm chặt một tí cho màng bọc múi dâu vỡ tan, cảm nhận được hương thơm rồi mới nuốt. Nhiều người thử một lần lại nhớ mãi không thôi vì nó không mang vị chua gắt như dâu da xoan, cũng không ngọt đậm như bòn bon mà có vị ngọt thanh thơm. Còn với du khách nước ngoài, khi được thử đều khen trái này ăn ngon lạ lùng…

Hiện nay tại Phong Điền có nhiều vườn du lịch nổi tiếng như vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn du lịch Giáo Dương… trồng nhiều loại trái ngon, nhưng nhiều nhất là dâu Hạ Châu. Nếu năm 2000 toàn huyện Phong Điền mới chỉ vài ha, thì nay đã có gần 500 ha, nhiều nhất là xã Nhơn Ái với 226 ha, kế đến là thị trấn Phong Điền.

Theo người dân địa phương, cây dâu Hạ Châu rất dễ trồng, ít tốn công chăm bón, thích nghi với vùng nước ngọt, đất phù sa. Đến năm thứ 3 trở đi, cây bắt đầu cho trái. Cây lâu năm, tán rộng càng cho nhiều trái. Một héc-ta đất trồng dâu Hạ Châu có thể cho thu hoạch 15 - 20 tấn trái, với giá ổn định từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, nhà vườn thu nhập được từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Dâu Hạ Châu đã giúp nhiều nhà vườn huyện Phong Điền đổi đời, và không ít vườn dâu nơi đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách.

Nhiều người nói cũng bởi dâu Hạ Châu ngon nên người trồng dâu mới khấm khá. Thật vậy, khi về đây chúng ta sẽ cảm nhận được sự sung túc của bà con nơi đây nhất là những người có vườn dâu Hạ Châu đặc sản. “Nhờ trồng dâu mà gia đình khấm khá”. Đó là câu nói cửa miệng của nhiều bà con ở đây khi được hỏi về hiệu quả của cây dâu Hạ Châu.

Tiếp chúng tôi là một lão nông dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Ông là Nguyễn Văn Bảy ở ấp Nhơn Bình (Nhơn Ái, Phong Điền) mời chúng tôi vào nhà uống nước. Nhưng thấy ý chúng tôi háo hức muốn tham quan vườn dâu luôn nên ông vui vẻ dẫn đi luôn.

Dâu đang mùa cho trái chín rộ, cả vườn là một màu vàng rực, mát mắt trông rất dễ chịu. Từng chùm dâu trổ từ gốc tới ngọn, ở cả những nhánh cành, chỗ nào cũng là dâu. Dâu được trồng trên những bờ liếp theo hàng, thẳng tắp.

Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan vườn dâu, chú Bảy bảo rất hài lòng với giống dâu này. Ông nhớ rất rõ, trong lúc phong trào trồng cam mật ở Phong Điền nói riêng và của Cần Thơ nói chung đang ở đỉnh cao, thì việc ông lựa chọn canh tác cây dâu Hạ Châu cũng là sự tình cờ. Khi ấy, ở đây chưa có nhiều người trồng dâu, riêng dâu Hạ Châu lại càng hiếm hơn.

Những năm đầu cây còn nhỏ, trái ít, nhờ bán được giá nên có lãi cao. Càng về sau, cây càng lớn, năng suất càng tăng, cộng với việc áp dụng TBKT nên chất lượng trái cũng tăng, giá cả vẫn ổn định, nhờ vậy lợi nhuận tăng nhiều.

Năm vừa qua, với 350 gốc dâu Hạ Châu trên diện tích 6.000 m2, ông Bảy thu hoạch trên 14 tấn trái, với giá bán 11.000 đồng/kg thu lãi trên 120 triệu đồng. Năm nay, sản lượng ước đạt trên 15 tấn, giá 15.000 đồng/kg, hứa hẹn một năm trúng mùa, trúng giá.

Ông Bảy chia sẻ thêm: “Trồng dâu Hạ Châu có lợi thế là mùa vụ không trùng với các giống dâu khác nên bán có giá khá cao. Cứ khoảng tháng 3 đến tháng 5 âm lịch là mùa dâu bòn bon, dâu xanh Gia Bảo… Khi vừa dứt mùa của các loại dâu này thì bắt đầu sang mùa dâu Hạ Châu, nhờ vậy mà nhà vườn phấn khởi canh tác. Mấy năm gần đây, diện tích tăng khá nhanh”.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm