| Hotline: 0983.970.780

Mùa hoa tết buồn, giá rẻ bèo lại ế ẩm

Thứ Ba 07/02/2017 , 10:10 (GMT+7)

Cuối năm 2016, 5 đợt lũ kinh hoàng gây hư hại hầu hết những làng hoa tết ở Bình Định, chỉ một ít hoa trồng trên vùng đất cao còn trụ được để cung ứng cho thị trường.

Cứ ngỡ, hoa tết sẽ hút hàng và đắt đỏ, thế nhưng giá lại rẻ bèo, ế ẩm.

Anh Nguyễn Văn Lộc ở khu vực Kim Châu, phường Bình Định (TX An Nhơn) năm nay trồng 250 chậu cúc bán tết. Qua 5 đợt lũ, nhờ những chậu cúc của anh để trên vùng đất cao tại khu dân cư mới Kim Châu nên không bị ngập sâu, vẫn cứu vãn được.


Những chậu cúc nhỏ, rẻ tiền của anh Lộc ế ẩm
 

Tuy nhiên, do mưa lạnh kéo dài nên đã đến những ngày giáp tết mà hoa nở ít, mỗi chậu chỉ nở dăm ba đóa. Với suy nghĩ năm nay hoa ít, những chậu cúc tuy không hoàn thiện nhưng anh Lộc vẫn hy vọng sẽ bán đắt và được giá.

Trong dự tính của anh Lộc, mỗi chậu cúc có đường kính 40cm sẽ bán được 250.000đ/chậu. Ấy vậy nhưng trong 10 ngày cuối tháng Chạp trời cứ mưa dầm dề, không có khách ghé vườn mua hoa. Đến 27 tháng Chạp, may có một đạo hữu mua 20 chậu để cúng chùa, sau đó là tịnh, không bán được chậu nào nữa.

Bi cảnh này không chỉ xảy ra với anh Lộc, mà là tình cảnh chung của những người trồng cúc trên địa bàn thị xã An Nhơn. Đến tối 30 tết, hoa cúc “đại hạ giá” chỉ còn 80.000 - 100.000đ/chậu nhưng nhiều nhà vườn vẫn bán không hết. Riêng anh Lộc vẫn còn tồn đọng 70 chậu dù anh đã bán tháo với giá “bèo” vẫn không có người mua.

Trong khi đó, bện cạnh vườn cúc của anh Lộc là vườn cúc của anh Hòa ở đường Ngô Gia Tự (phường Bình Định). Vườn cúc của anh Hòa cũng bị thời tiết mưa lạnh “cầm” không cho hoa nở đều. Tuy nhiên, nhờ anh Hòa không trồng cúc chậu nhỏ, mà chỉ trồng cúc chậu lớn 70 - 80cm nên bán chạy hơn. Anh Hòa cho biết: “Từ ngày 27 đến 30 tháng Chạp tui đã bán được cả trăm chậu với giá 1,4 triệu đồng/chậu. Đến tối 30 là bán sạch vườn, những chậu bán sau do hoa ít nên bán giá hạ hơn, chỉ 700.000 - 800.000đ/chậu, chung quy năm nay tui cũng kiếm được vài chục triệu đồng tiền lãi”.

Theo nhận định của những người trồng hoa, năm nay do lũ lụt hoành hành suốt hơn 1 tháng rưỡi, gây thiệt hại nặng nề cho người dân Bình Định nên chẳng mấy ai còn lòng dạ nào nghĩ đến chuyện chơi hoa tết. Do đó, những chậu cúc nhỏ được trồng với chủ đích cung ứng cho dân nông thôn, có giá thấp thì bán không chạy. Ngược lại, những chậu cúc to, giá cả triệu đồng/chậu thì vẫn đắt đỏ, bởi loại cúc này chỉ dành cho những nhà “có điều kiện” ở phố và lũ lụt không ảnh hưởng mấy đến tầng lớp này.

09-24-40_3
Qua tết mà vườn của anh Lộc còn tồn đọng 70 chậu cúc

 

Không chỉ có cúc, năm nay mai cảnh ở Bình Định cũng ế ẩm. Tại xã Nhơn An, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” mai cảnh của thị xã An Nhơn, trong dịp tết vừa qua người dân chỉ thu được khoảng 10 tỷ đồng tiền bán mai.

Theo ông Nguyễn Tấn Đức, Chủ tịch UBND xã Nhơn An, doanh thu từ mai cảnh trong dịp tết giảm gần một nửa so với những năm trước. “Toàn xã Nhơn An có khoảng 1.700 hộ trồng mai, hộ trồng nhiều từ 3.000 - 5.000 chậu, hộ ít khoảng 300 - 500 chậu. Nhiều năm trở lại đây, nghề trồng mai tết đã đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương, nhiều hộ có doanh thu từ việc bán mai hàng trăm triệu đồng đến cả tỉ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, năm nay do lũ lụt làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân, nên chẳng còn mấy người nghĩ đến chuyện chơi mai, doanh thu từ mai cảnh năm nay chủ yếu là bán đi Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh Tây Nguyên”, ông Đức cho hay.

Theo thông tin từ những người chuyên mua mai của Bình Định cung ứng cho các thị trường trong nước, năm nay mai tết ở Đà Nẵng và Tây Nguyên cũng ế ẩm.

Ngày 20 tháng Chạp, anh Lê Ánh ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn) mua 100 chậu mai ở xã Nhơn An đưa ra bán tại Đà Nẵng. Đến ngày 30 tết mà anh Ánh chỉ bán được mấy chục chậu, tiền thu vào chỉ đủ chi phí tiền ăn uống hàng ngày, tính tiền thuê bãi và vận chuyển anh bị lỗ 30 triệu đồng.

Anh Tư Cát, một người chuyên kinh doanh mai cảnh ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn) cho biết: “Năm nay tôi đưa đi Kon Tum gần trăm chậu mai, thuê bãi mất 4 triệu để bày bán. Đến 30 tết mà bán chỉ được vài chậu, phải thuê xe tải chở mai về mất thêm 6 triệu nữa, vị chi lỗ mất 10 triệu đồng, tiếc đứt ruột!”.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm