| Hotline: 0983.970.780

Mưa lớn, gió bão bắt đầu mạnh lên

Thứ Hai 14/10/2013 , 14:35 (GMT+7)

Trưa 14/10, PV NNVN đã tiếp cận một số địa phương tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Hiện tại, gió bão đã bắt đầu mạnh lên kèm theo mưa lớn. Công tác chuẩn bị chằng chống nhà cửa đang được người dân và các cấp chính quyền khẩn trương triển khai, đối phó với bão số 11.

Trưa nay, 14/10, PV NNVN đã tiếp cận một số địa phương tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Hiện tại, gió bão đã bắt đầu mạnh lên kèm theo mưa lớn. Công tác chuẩn bị chằng chống nhà cửa đang được người dân và các cấp chính quyền khẩn trương triển khai, đối phó với bão số 11.

Bão bắt đầu ảnh hưởng

Tại huyện Thăng Bình (Quảng Nam), tới đầu giờ chiều nay thời tiết mát, chuyển dần sang âm u chuẩn bị mưa. Người dân đang hối hả dùng bao cát, người dùng lốp cao su, người dùng đá, dây thép chẳng chống nhà cửa... 

Ông Trường Thanh Hoàng cùng người vợ là Đinh Thị Diệu, ở thôn Thanh Ly 1, xã Bình Nguyên (Thanh Bình, Quảng Nam) đang xúc cát cho vào bao đưa lên mái nhà. Mấy cây xà cừ trước nhà, ông Hoàng tỉa bớt cành. “Nghe tin bão có thể vào Quảng Nam, mặc dù trời chưa có mưa, gió chưa xuất hiện nhưng mình phải chủ động trước. Chứ không thể chủ quan được. Mấy cây xanh này bão giấp cấp 12 thì ngã xuống đè nát cả cái nhà luôn”, ông Hoàng chia sẻ.

Rời huyện Thăng Bình, chúng tôi có mặt tại huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Tại Thăng Bình đến đầu giờ chiều nay trời bắt đầu xuất hiện mưa và gió nhẹ. Người dân ở đây cũng đang nỗ lực hết mình căng sức chuẩn bị đón bão. Hai mẹ con bà Nguyễn Thị Trích, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) cho hay: Số bao cát ở trên mái nhà rách gần hết, nghe tin bão về phải chất thêm.

Tại TP. Hội An, hiện PV Đắc Thành của Báo NNVN đang có mặt tại đây cho biết, dường như bão đã bắt đầu ảnh hướng tới bờ, với sức gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, mưa lớn bắt đầu trút xuống. Khu vực bãi biển An Bàng (TP Hội An) kéo dài tới TP Đà Nẵng, sóng biển đã bắt đầu đánh cao đến 2 m. Trên con đường từ Hội An về TP Đà Nẵng, mọi người đi lại gặp rất khó khăn do mưa bão gió lớn. Mọi công tác phòng tránh bão được người dân khẩn trương triển khai bằng cách dùng cây tre, gỗ, bao đất, cát… đưa lên mái nhà. 

UBND TP.Hội An cho biết, trong ngày 14/10 sẽ tiến hành sơ tán khoảng 1.200 khách du lịch đang lưu trú tại 10 khách sạn ven biển. Đối với các khu dân cư sinh sống dọc Cửa Đại, tình hình sẽ tiến hành di dời. TP. Hội An cũng đã chỉ đạo dừng hoạt động các tuyến đò ngang. 

Cũng tại TP Hội An, tàu thuyền được đưa vào khu vực rừng dừa thuộc thôn 7, xã Vạn Thanh có hơn 500 tàu thuyền được vào neo đậu trong rừng dừa. Ngư dân Nguyễn Văn Hùng cho biết: Từ chiều hôm qua đến nay, tất cả tàu thuyền của ngư dân Hội An, huyện Duy Xuyên… về đây trú ẩn. Ngoài ra, tàu thuyền, ca nô chở khách du lịch, tất cả được neo đậu chắc chắn.

Lúc 14h chiều nay, tại TP Đà Nẵng mưa lớn cũng đã xuất hiện kèm gió mạnh cấp 5, cấp 6. Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB TP. Đà Nẵng tính đến sáng 14/10, đã có 1.820 tàu thuyền với 7.132 lao động vào bờ an toàn; 28 tàu thuyền với 300 lao động đang trên đường vào đất liền. Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đang tiếp tục sử dụng các đài thông tin kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền này nhanh chóng vào bờ hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. 

Khẩn trương di dời dân

Trước đó vào sáng 14/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tiến hành họp khẩn cấp với các huyện, thành phố để triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 11. Tại cuộc họp, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các địa phương di dời nhanh chóng khoảng 6.000 hộ dân ở vùng trũng ven biển.  

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam, vẫn còn 88 tàu cá cùng 2.605 lao động đang hoạt động trên biển. Tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các hồ chứa thủy điện A Vương vận hành điều tiết hạ mực nước hồ xuống cao trình 376 m; thủy điện Đăk Mi 4 hạ xuống cao trình 255 m trước 17 giờ ngày 14/10 để hạ dung tích phòng lũ và giảm lũ cho hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn. 

Các huyện miền núi cứ lực lượng canh gác, nghiệm cấm nhân dân lưu thông trên các tuyến đường thấp, lội suối tránh trường hợp xảy ra lũ ống cuốn trôi. Tại cuộc họp, các huyện đã báo cáo nhanh với UBND tỉnh Quảng Nam về biện pháp ứng phó. 

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo: Các địa phương cần lấy mức báo động 3 để lên phương án di dời dân. “Trước 19 giờ cùng ngày, phải hoàn thành công tác sơ tán dân, kiểm soát những điểm xung yếu, giúp dân chằng chống nhà cửa”, ông Quang nói. 

NNVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về diễn biến của bão.

+ Trong cuộc họp sáng nay, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Ngày mai, 15/10, toàn bộ học sinh tỉnh Quảng Nam sẽ được nghỉ học. Tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các hồ chứa thủy điện A Vương vận hành điều tiết hạ mực nước hồ xuống cao trình 376 m; thủy điện Đăk Mi 4 hạ xuống cao trình 255 m trước 17 giờ gày 14/10 để tăng dung tích phòng lũ và giảm lũ cho hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn. 

Các huyện miền núi cử lực lượng canh gác, nghiệm cấm nhân dan lưu thông trên các tuyến đường thấp, lội suối tránh trường hợp xảy ra lũ ống cuốn trôi.

 

 

+ Trong sáng nay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiến kiểm tra và chỉ đạo phòng chống bão số 11 tại Quảng Ngãi và Quảng Nam. Được biết, trong chiều này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Cao Đức Phát sẽ làm việc với TP Đà Nẵng chỉ đạo về công tác phòng chống cơn bão số 11.

 

Một số hình ảnh, NNVN ghi lại trong sáng và trưa ngày 14/10:


Vợ chồng ông Trương Thanh Hoàng, ở thôn Thanh Ly 1, xã Bình Nguyên (Thăng Bình, Quảng Nam) chặt tỉa cây xanh


Người dân đưa đá đè mái ngói


Hai mẹ con Nguyễn Thị Trích, xã Điện Phương, Điện Bàn đưa bao cái lên mái nhà


Anh Huỳnh Ngọc Phương, phường Thanh Hà, TP Hội An, dùng cây tre đè lên mái ngói


Người dân Hội An cho cát vào bao đưa lên mái nhà


Gió cấp 5-6 xuất hiện tại Hội An


Ngư dân cho thuyền vào trú tránh an toàn tại rừng dừa thuộc thôn 7, phường Vạn Thanh


Tại bãi biển An Bàng, TP Hội An sóng cao 2 m


Đường Hoàng Sa, TP Đà Nẵng xuất hiện mưa và gió giật cấp 4-5


Người dân Đà Nẵng đưa thuyền vào trú tránh

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm