| Hotline: 0983.970.780

Mùa ngô no ấm

Thứ Hai 11/06/2012 , 10:24 (GMT+7)

Hiệu quả kinh tế của cây ngô ngày càng được nâng cao và thu hút người dân đầu tư trồng trọt.

Nông dân Lê Ngọc Vân (thôn Kinh Châu, xã Châu Hóa-Tuyên Hóa-Quảng Bình), cười khoe với chúng tôi: "Năm nay thời tiết thuận lợi, tui lại được mùa ngô. Ai trồng nhiều được nhiều. Bà con đang nói vui là năm ni được hai lần cười sảng khoái. Lần thứ nhất: Cười vì được mùa ngô, lần thứ hai cười vì được mùa lạc".


Ngô DK 9901 cho năng suất cao ở Tuyên Hóa

Lũ hại mùa, trời trả... ngô

Đó là câu nói vui của nhiều nông dân Tuyên Hóa khi đề cập đến những mất mát do mưa lũ và sự "ưu ái" của lũ đối với hoạt động SX, nhất là những cánh đồng ngô vùng biền bãi dọc sông Gianh.

Gặp ông Lê Ngọc Vân trên bờ ruộng ngô, ông cho hay: “Kinh nghiệm làm nông là nếu năm nay lụt lớn, năm sau gặp thời tiết thuận lợi, người dân sẽ trúng mùa bởi khi lũ rút, những cánh đồng lúa, vùng biền bãi sẽ được phủ một lớp phù sa màu mỡ”. Nhà ông Vân có gần 5 sào đất bãi trồng ngô. Năng suất ước tính khoảng 55 tạ/ha. Kết thúc vụ thu hoạch, ông sẽ có thêm khoản thu trên 6 triệu đồng. Theo ông Vân thì đây là nguồn thu đáng kể đối với đa số người dân ở vùng biền bãi, thường xuyên phải gánh chịu hậu quả mưa lũ như Châu Hóa.

Chúng tôi đi qua địa bàn xã Mai Hóa. Một màu xanh mướt mắt của những cánh đồng ngô, nhìn từ xa như một bức tranh. Chủ tịch xã Hoàng Xuân Hải tự tin: "Năm nay được mùa ngô. Mặc dù thời tiết đầu vụ có nắng nóng nhưng không kéo dài nên hầu hết diện tích ngô không bị ảnh hưởng lớn. Xã có trên 34 ha đất trồng ngô nằm ở hầu hết các thôn, với kết quả thăm đồng cho thấy năng suất đạt khoảng 46 tạ/ha. Cùng với thắng lợi cơ bản của vụ lúa ĐX, người dân đang rất tin tưởng vào lịch thời vụ mà huyện đưa ra".

Thay giống để năng suất cao

Dòng sông Gianh chảy qua địa phận của hầu hết các xã thuộc huyện Tuyên Hóa, tạo nên một vùng đất biền bãi rộng lớn trải dài từ thượng nguồn đến hạ lưu, rất thuận lợi cho việc SX hoa màu, đặc biệt là cây ngô. Tận dụng tối đa lợi thế này, người dân Tuyên Hóa đã tích cực khoanh vùng diện tích đất trồng ngô xen các loại cây hoa màu khác như lạc, đậu... mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Theo thống kê trên toàn huyện Tuyên Hóa có trên 1.020 ha đất biền bãi trồng ngô, tập trung chủ yếu ở các xã có địa hình trải dọc theo dòng sông Gianh. Nhiều nhất là xã Thanh Hóa với 174 ha, tiếp đến là Kim Hóa 120 ha, Hương Hóa 90 ha, Phong Hóa 55 ha, Châu Hóa 45 ha... Tuy nhiên, người dân chủ yếu sử dụng các loại giống ngô địa phương năm nào được mùa lắm cũng chỉ được khoảng 20 tạ/ha. Năng suất thấp, thu nhập thấp, nên bà con cũng không hồ hởi khi đưa ngô vào cây chủ lực.

Nhờ sự khuyến khích của huyện và chỉ đạo của chính quyền địa phương, người dân đã tích cực chuyển đổi, sử dụng bộ giống mới cho năng suất cao. Nhiều loại giống đã được đưa vào khảo nghiệm và được đánh giá cao với năng suất, chất lượng như DK414, DK9901, C919, CP888, LVN10... Ưu điểm của các loại giống ngô lai này là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, bắp đều, hạt chắc, vàng.

Hiệu quả kinh tế của cây ngô ngày càng được nâng cao và thu hút người dân đầu tư trồng trọt. Để tận dụng tiềm năng đất đai, người dân trồng ngô xen lạc. Đây cũng là cách thức canh tác giúp nông dân vùng bãi sông Gianh có thêm một khoản thu nhập đáng kể. Việc trồng xen này đã được bà con ở xã Thanh Hóa tận dụng triệt để. Theo nông dân Lê Văn Thành: “Nhà tôi có 1 ha ngô, thu hoạch được khoảng 25 triệu đồng, sau đó tiếp tục thu hoạch vụ lạc cũng thêm được gần chục triệu nữa. Thân lạc được ủ làm phân xanh cho vụ tiếp. Rất tiện lợi nhiều bề”.

“Tiềm năng đất đai có thể trồng ngô trên các vùng biền bãi dọc sông Gianh của huyện Tuyên Hóa có thể lên đến 1.600 ha. Bên cạnh việc mở rộng diện tích gieo trồng loại cây hoa màu khác, người dân Tuyên Hóa đang rất tin tưởng vào hiệu quả kinh tế mà cây ngô mang lại”, ông Phương khẳng định.

Cũng theo nhiều nông dân, vốn đầu tư trồng ngô ít hơn, lại không phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên xác suất được mùa ngô luôn cao. Đặc điểm của cây ngô khi mới gieo rất ngại thời tiết rét hại, khi vào giai đoạn trổ cờ, phun râu không gặp nắng nóng kéo dài thì chắc chắn được mùa. Mức độ thiệt hại do sâu bệnh cũng ít hơn nhiều so với các loại cây trồng khác.

Tuy nhiên, khó khăn của người dân vùng biền bãi sông Gianh khi trồng ngô là giá giống khá cao. Đối với các loại giống ngô lai mà người dân đang sử dụng, bình quân 1kg giống có giá trên 90 ngàn đồng.

Bình quân 1 ha ngô, người dân đầu tư khoảng 10 triệu đồng tiền giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Với giá thành hiện tại và năng suất bình quân đạt 46 tạ/ha, người dân sẽ có nguồn thu trên 25 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi được 15 triệu.

Theo ông Nguyễn Tri Phương- Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa thì: “Hiện mức hỗ trợ nông dân từ 10-30% giá giống. Nếu năm nào gặp thời tiết bất lợi, mức hỗ trợ sẽ lên đến 50%. Đây là nỗ lực lớn của chính quyền địa phương trong việc khuyến khích, động viên người dân phát huy tối đa lợi thế vùng biền bãi để tăng gia SX, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm