| Hotline: 0983.970.780

Mùa nhãn đẹp

Thứ Sáu 17/09/2010 , 10:29 (GMT+7)

"Một vụ nhãn bội thu"- đó là lời bộc bạch của Phó Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN- PTNT Hưng Yên, anh Nguyễn Văn Tráng khi tiếp chuyện chúng tôi về mùa nhãn năm nay.

"Một vụ nhãn bội thu"- đó là lời bộc bạch của Phó Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN- PTNT Hưng Yên, anh Nguyễn Văn Tráng khi tiếp chuyện chúng tôi về mùa nhãn năm nay.

Theo anh Tráng, tỉnh Hưng Yên hiện có gần 2.800ha nhãn các loại, tập trung nhiều nhất ở TP Hưng Yên (625ha) và các huyện Tiên Lữ (488ha), Kim Động (430ha), Khoái Châu (292ha)…trong đó có gần 2.700ha đang cho thu hoạch ước sản lượng đạt từ 22- 24 ngàn tấn quả, tăng 10-15% so với vụ nhãn năm 2009.

Trong những năm gần đây nhờ biết áp dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật mới trong trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây nhãn mà những vùng chuyên canh nhãn lớn của Hưng Yên đã bắt đầu SX theo hướng phát triển bền vững nhằm tạo ra hàng hóa lớn, sản phẩm đạt chất lượng cao. Ngược với tình trạng "được mùa rớt giá" như mọi năm thì vụ nhãn năm nay Hưng Yên vừa được mùa, vừa được giá. Theo nhiều người, từ đầu vụ đến nay, giá nhãn tươi luôn ở mức cao: loại ngon bán lẻ dao động từ 40-50 ngàn đồng/kg, loại trung bình trên 30 ngàn đồng/kg; loại nhãn dùng làm nguyên liệu để sấy long nhãn cũng không dưới 20.000 đồng/kg tại vườn trong khi giá nhãn của các giống chín sớm và chín muộn có lúc lên tới 70- 80.000 đồng/kg.

Tuy giá cao nhưng việc tiêu thụ lại thuận lợi nhờ sức mua của người dân ngày càng tăng cao và đặc biệt là thương hiệu “nhãn Phố Hiến” đang từng bước khẳng định vị trí, chất lượng và uy tín trong lòng người tiêu dùng. Trong khi ngành nông nghiệp Hưng Yên chưa có thời gian để đánh giá, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với bà con nông dân trong thời gian qua thì nhiều lão nông không giấu nổi niềm vui khi bộc bạch với chúng tôi những kinh nghiệm thâm canh của họ dẫn đến thành công.

Theo các lão nông giàu kinh nghiệm trồng nhãn ở các vùng chuyên canh như Hồng Nam, Quảng Châu (TP Hưng Yên), Tân Hưng, Phương Chiểu (Tiên Lữ), Đông Kết, Bình Minh, Hàm Tử (Khoái Châu)…, trước hết muốn cho vườn cây xanh tốt, khỏe mạnh, cho trái sai và luôn được mùa thì người trồng phải biết… yêu cây, quí cây như quí đứa con của mình để có thể tìm ra “trăm phương nghìn kế” cứu những vườn cây không ra hoa đậu quả do ảnh hưởng của thời tiết bất thuận bằng cách thâm canh một cách khoa học nhất. 

Ở những vùng chuyên canh này, người trồng nhãn đã biết kết hợp những kinh nghiệm lâu năm từ khâu “nghe” trước được thời tiết, biết tình hình “sức khỏe” của từng cây để có cách chăm bón phù hợp với áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới nên đã tạo nên vùng nhãn chuyên canh theo hướng bền vững, cây năm nào cũng ra hoa, đậu quả, cho năng suất cao, chất lượng tốt, thu nhập cao. Tại đây nhiều người đã nắm vững và làm chủ được nhiều biện pháp kỹ thuật như: chăm sóc (bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh); xử lý ra hoa bằng hóa chất (clorat kali), bằng kỹ thuật khoanh vỏ, ghép thay tán, ghép cải tạo đổi giống; chống rụng hoa, rụng quả non bằng cách khoanh vỏ hoặc sử dụng các hóa chất như hợp chất sinh học ET và Amino-6DD, HPC của Viện Sinh học nhiệt đới.

Đánh giá về  hiệu quả của việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ông Trịnh Văn Thinh khẳng định: “Các giải pháp kỹ thuật này không chỉ nhằm ứng phó với thời tiết bất thuận, làm tăng năng suất, chất lượng nhãn quả mà thực tế đã khẳng định tính chuyên nghiệp của các nhà vườn và tạo uy tín cho thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên - Phố Hiến vươn xa hơn nữa”.
Nhờ vậy mà vụ nào nhãn cũng sai quả, chưa bao giờ mất mùa, có cây thu vài ba tạ quả, bán được hàng triệu đồng như gia đình anh Lê Văn Chúc ở xã Phương Chiểu, huyện Tiên Lữ; anh Trịnh Văn Quỳnh ở thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam (TP Hưng Yên) v.v… Dẫn tôi ra vườn nhãn nhãn Hương Chi 7 tuổi sai trĩu quả, chỉ những vết khoanh vỏ còn nổi u rõ trên các cành cấp 2 (cây to), cành cấp 1 (cây nhỏ) anh Quỳnh giảng giải: khoanh vỏ nhằm hạn chế cây sinh trưởng (ra lá, ra lộc) để ức chế cho chúng phát dục (phân hóa mầm hoa, nở hoa, đậu quả) theo ý muốn của mình. Tùy theo cây khỏe, cây yếu mà khoanh nặng hay nhẹ, nhiều hay ít.

Bình thường khoanh vỏ, tiện cành (rộng độ 1 ly, sâu đến phần gỗ) vào khoảng từ 20-10 đến hết tháng 11 (tùy vào thời tiết năm đó nóng hay lạnh sớm). Khoanh vỏ tốt kết hợp gây hạn giả trong thời kỳ cây phân hóa mầm hoa rồi tưới đẫm nước trước khi cây ra hoa sẽ cho kết quả tốt đồng thời hạn chế được hiện tượng rụng quả non. Việc điều chỉnh, xử lý cho nhãn ra hoa theo ý muốn một cách thuần thục có tính chuyên nghiệp nhằm rải vụ thu hoạch trong các thời gian khác nhau theo từng giống chín sớm, chính vụ và chín muộn của bà con vùng nhãn Hồng Nam được chủ nhiệm HTX nhãn lồng Hồng Nam (TP Hưng Yên), Trịnh Văn Thinh nhắc đến như một cẩm nang của người trồng nhãn. 

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.