| Hotline: 0983.970.780

“Mùa ổi” và những chuyện đặc biệt

Thứ Sáu 24/10/2014 , 08:15 (GMT+7)

Ít người biết rằng, phía sau “Mùa ổi”, một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Đặng Nhật Minh lại có nhiều câu chuyện thực ở ngoài đời đến vậy.

Nguyên mẫu là anh vợ

Đối với đạo diễn Đặng Nhật Minh, “Mùa ổi” là một bộ phim đặc biệt. Đặc biệt không chỉ nằm ở sự đón nhận hồ hởi của khán giả, không nằm ở những giải thưởng danh giá mà chính ở xuất phát điểm của câu chuyện trong phim.

Nhân vật chính của bộ phim - ông Hòa khiến không ít người cảm thấy ngạc nhiên khi biết Đặng Nhật Minh lấy nguyên mẫu từ chính người anh của vợ mình, ông Nguyễn Văn Hoán, anh ruột bà Nguyễn Phương Nghi.

Trong Hồi kí điện ảnh của mình, Đặng Nhật Minh viết về “Mùa ổi” thế này: “Câu chuyện dựa trên những sự việc có liên quan đến ngôi nhà số 43 Hàng Chuối (Hà Nội) của ông bố vợ tôi, một luật sư cũ.

Thoạt đầu vì muốn góp phần vào sự nghiệp chung, ông đồng ý cho cơ quan Bưu điện của nhà nước thuê tầng dưới để làm việc. Dần dần cơ quan vận động ông cho thuê nốt cả tầng hai. Ông vui lòng dọn đi ở nơi khác.

Đến khi có chính sách cải tạo nhà cửa, ông được mời đi học tập cải tạo. Đến lúc này ông mới biết rằng ai có diện tích nhà cho thuê trên 120m2 đều bị liệt vào diện phải cải tạo, phải tự nguyện giao nhà cho nhà nước quản lý, từ bỏ lối sống bóc lột.

Phải từ bỏ ngôi nhà của chính mình xây cất lên, nơi gắn bó với biết bao kỷ niệm buồn vui của gia đình là một điều vô cùng đau xót. Tôi thấm thía được điều đó qua tâm trạng của vợ tôi cùng những người thân trong gia đình bên vợ”.

Xuyên suốt phim là câu chuyện về tình yêu đặc biệt của người anh vợ với ngôi nhà và những kí ức xưa. Qua những cảnh quay đẹp xen kẽ giữa một Hà Nội trong ký ức và một Hà Nội của ngày nay với đầy rẫy những ồn ào, khác biệt đã làm nổi bật lên hình tượng ông Hòa - một người “không bình thường”.

“Không bình thường” ở chỗ ông là người duy nhất còn lưu giữ được những giá trị tốt đẹp của một người Hà Nội trong quá khứ. Một người tốt không thể tốt hơn, một người hiền lành không thể hiền lành hơn. Một người đàn ông đã trên 50 tuổi nhưng tâm hồn vẫn là của một đứa trẻ 13. Và chính tâm hồn ngây thơ, miễn nhiễm với những xô bồ, nghiệt ngã của cuộc sống hiện đại đã tạo nên một tính cách “không tưởng”.

Có nhìn cách ông yêu thương những con vật nuôi hay hình ảnh ông nghiêm cẩn chăm sóc bàn thờ cha mẹ mới thấy được hết sự thánh thiện.

Đặc biệt, tình yêu của ông dành cho ngôi nhà cũ thật hiếm có. Qua những đổi thay của thời gian, lịch sử, ngôi nhà xa xưa ấy đã có người chủ mới, nhưng đối với ông, đó vẫn là căn nhà của gia đình ông với một cuộc sống tốt đẹp, ấm êm, hạnh phúc của quãng đời thơ ấu mà ông và các anh chị em đã từng trải qua.

Hơn 40 năm nay, ông Hoán vẫn theo nghề ngồi làm mẫu vẽ tại Trường Mỹ thuật Yết Kiêu. Hình ảnh quen thuộc gắn liền với bao thế hệ sinh viên là sự khắc khổ của của nhân vật mẫu đặc biệt này.

Hằng ngày, bất kể trời nóng, trời lạnh, hay giông bão, trên đôi dép tổ ong cũ, bộ quần áo đã sờn màu, ông vẫn cần mẫn đi bộ tới trường. Tất cả sinh viên trong trường luôn dành cho ông những lời đầy thiện cảm về sự hiền lành, tốt bụng và có một năng lực ngồi làm mẫu… siêu phàm.

Phim “Mùa ổi” được chuyển thể kịch bản từ truyện ngắn “Ngôi nhà xưa”  đăng trên Tuần báo Văn nghệ vào năm 1993 của chính đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Cuối năm 2001 tại Liên hoan Phim Việt Nam XIII, phim “Mùa ổi” đã nhận được Giải Bông sen vàng. Đây cũng là giải Bông sen Vàng thứ 3 của đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Ngoài hai giải thưởng ở Locarno (Giải “Don Quichote” của Hiệp hội Quốc tế các Câu lạc bộ điện ảnh và Giải của Ban Giám khảo trẻ) “Mùa ổi” còn nhận được một số giải thưởng quốc tế khác nữa như “Giải đặc biệt” của Hiệp hội Phê bình phim quốc tế tại LHP Oslo (Nauy) năm 2001, Bằng khen đặc biệt tại LHP Namur (Bỉ) năm 2000.

Còn với đạo diễn Đặng Nhật Minh, ông luôn dành một tình cảm ấm áp cho nguyên mẫu đặc biệt của mình. Ông bảo rằng, phải cảm ơn người anh vợ, chính sự bình thường đến bất thường, chính lòng tốt được phung phí một cách lãng phí của ông lại trở thành cái mà thiên hạ vẫn gọi là “điên” trong xã hội ngày nay.

Mối lương duyên đặc biệt

Đã hơn một thập kỷ trôi qua, vậy mà vai diễn Hòa trong “Mùa ổi” (2000) do Bùi Bài Bình thể hiện vẫn khắc sâu trong tâm tưởng người xem. Bằng vai diễn này, Bùi Bài Bình đã được tặng giải thưởng “Nam diễn viên xuất sắc nhất” tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIII.

Ngay khi mời Bùi Bài Bình vào vai Hòa, chính đạo diễn Đặng Nhật Minh đã dẫn ông Hoán đến nhà Bùi Bài Bình để giúp anh hiểu thêm về diện mạo và tính cách nhân vật của mình. Từ đây, mối lương duyên kì lạ giữa một bên là diễn viên, một bên là nguyên mẫu nhân vật được hình thành và tiếp nối cho đến tận ngày hôm nay.

Bùi Bài Bình kể, trước khi bộ phim bấm máy một tháng, anh đã gác lại toàn bộ công việc chỉ để ngồi... ngắm ông Hoán. Anh giải thích, lúc đóng “Mùa ổi”, anh đã quá tuổi U40 rồi, diễn tả những hành động của một cậu trai 13 tuổi là cả một thử thách. Ngắm ông Hoán một tháng trời đã cho anh khả năng nhập vai ông Hòa hoàn hảo đến từng chi tiết. 

“Tôi thường đứng quan sát anh Hoán từ xa, để cho anh có thể tự nhiên, thoải mái trong sinh hoạt. Có một lần, trên đường đi làm, gặp một chú mèo con bị thương ở đường Hàn Thuyên, anh Hoán đã cởi chiếc áo khoác duy nhất của mình để bọc chú mèo lại. Tôi nghĩ, một người có hành động như thế, không thể sống tàn nhẫn được”.

Quán cà phê trên đường Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) của cặp vợ chồng diễn viên Bùi Bài Bình - Ngọc Thu cũng trở thành địa chỉ quen thuộc của ông Hoán từ sau bộ phim “Mùa ổi”. Bùi Bài Bình kể rằng, ngay cả hai đứa con anh cũng nghiễm nhiên dành cho ông Hoán tiếng gọi “ông” như một người thân.

Mặc dù mối thâm giao đặc biệt này đã có trên dưới 15 năm, nhưng chưa bao giờ Bùi Bài Bình mời được ông Hoán uống không mất tiền một tách cà phê. “Lúc nào anh ấy cũng chỉ biết cho đi, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Không bao giờ biết nhận lại cho bản thân điều gì. Điều này khiến cho anh trở nên đặc biệt nhưng cũng là điều khiến anh Hoán chịu nhiều thiệt thòi giữa cuộc sống nhiều bon chen này”. (Hết)

Xem thêm
Văn Mai Hương bật khóc tại Nhật Bản

Mini concert Hương - Live in Tokyo mở đầu cho chuỗi sự kiện âm nhạc TKO Concert tổ chức tại Nhật Bản với mong muốn đưa nghệ sĩ Việt, âm nhạc Việt ra quốc tế.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Tiền vệ Hoàng Đức tiếp tục gắn bó với câu lạc bộ Thể Công - Viettel

Tiền vệ Hoàng Đức quyết định chuyện tương lai sau nhiều tin đồn ra nước ngoài thi đấu, anh vẫn sẽ ở lại Việt Nam thi đấu cho CLB Thể Công - Viettel.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm