| Hotline: 0983.970.780

Mùa tiêu điêu đứng

Thứ Tư 03/03/2010 , 10:19 (GMT+7)

Đang vào chính vụ thu hoạch hồ tiêu nhưng nông dân tại khu vực Đông Nam bộ lại ngửa mặt than như bọng. Nhiều hộ mất trắng vườn tiêu vì sâu bệnh tàn phá không thể cứu vãn.

* Hồ tiêu XK bị khách hàng ép giá

Đang vào chính vụ thu hoạch hồ tiêu nhưng nông dân tại khu vực Đông Nam bộ lại ngửa mặt than như bọng. Nhiều hộ mất trắng vườn tiêu vì sâu bệnh tàn phá không thể cứu vãn.

Trao đổi NNVN, nông dân Đặng Đình Chính (ấp Đức Mỹ, xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu) buồn hiu hắt: “Nửa ha tiêu của tôi đã chết gần hết, giờ còn chưa đầy 1 sào, dự kiến thu chưa được 2 tạ tiêu”. Giá hồ tiêu hiện đang đứng ở mức 42.000 đồng/kg, vì thế 2 tạ tiêu của anh Chính chỉ thu về được hơn 8 triệu đồng, không bù được thiệt hại 4 sào tiêu chết khô vì sâu bệnh. Tương tự, hộ nông dân Lê Tấn Phụng (tổ 9, thôn Đức Mỹ) cũng đau đầu vì gần 1 ha tiêu giờ đã chết 2/3, khoảng 3 sào còn lại cho thu hoạch chưa tới 4 tạ hạt. Trước tình hình này, gia đình anh Phụng có ý định chuyển sang trồng loại cây khác để tránh mắc bệnh "đau tim" mỗi khi vụ tiêu đến.

Trong khi đó, nông dân tại nhiều huyện trồng tiêu của tỉnh Bình Phước như Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đốp cũng đang kêu trời vì thất vụ. Suốt chiều dài gần 50 cây số từ huyện Chơn Thành tới huyện Bù Đốp, hồ tiêu được nông dân đem ra quốc lộ 13 phơi khô đặc kín hai bên đường. Tuy nhiên, ghi nhận của NNVN cho thấy, chất lượng tiêu năm nay giảm rõ rệt, hạt không đồng đều.

Nông dân Nguyễn Thị Thanh đang phơi tiêu trên QL13 tại ấp Thanh Thủy, xã Thạnh Phú, huyện Bình Long cho biết, vườn tiêu nhà chị rộng 1ha nhưng vụ này chết mất 50%, diện tích còn lại thu chưa được 1 tấn hạt. Theo chị Thanh, tiêu năm nay xấu, trái lép nhiều, thu hoạch tiêu lần đầu nhưng chất lượng đã kém như thu hoạch lần thứ 3 (thu vét). Tương tự, nông dân Nguyễn Thị Hương (ấp Thanh Xuân, thị trấn Thanh Bình, Bù Đốp) chỉ thu được 1,5 tấn tiêu trên diện tích 0,7ha, trong khi năm ngoái đạt trên 2 tấn.

Thất thu nặng nề nhất tại thị trấn Thanh Bình là hộ nông Phạm Văn Viên (ngụ ấp Thanh Trung) khi 2.000 nọc tiêu năm ngoái thu được trên 8 tấn thì năm nay chỉ còn chưa đầy 5 tấn, với giá bán 42.000 đồng/kg ông Viên mất trắng gần 150 triệu đồng.

Không chỉ nông dân riêng lẻ trồng tiêu bị mất mùa mà các HTX, CLB trồng tiêu nổi tiếng tại nhiều địa phương cũng “bó tay” với sự hoành hành của sâu bệnh và diễn biến thất thường của thời tiết. Ông Trần Hữu Thắng (ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) - Chủ nhiệm CLB năng suất cao cây tiêu Thọ Lộc cho biết, 40 hộ trồng tiêu thuộc diện giỏi nhất huyện Xuân Lộc cũng bị thất mùa trên 30%. Cụ thể, nếu như vụ tiêu năm ngoái năng suất bình quân của 40 hộ đạt 8 tấn/ha thì năm nay chỉ còn khoảng 5-6 tấn/ha. “Riêng bản thân tôi cũng bị mất khoảng 4,5 tấn tiêu/ha khi năng suất từ 12 tấn/ha giảm xuống còn khoảng 7,5 tấn/ha” – ông Thắng nói.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế: Vụ tiêu năm 2010 sản xuất tiêu thế giới gặp khó khăn, sản lượng các nước trồng tiêu lớn đều giảm, trong khi nhu cầu và khả năng thanh toán XNK có xu hướng khả quan do kinh tế toàn cầu đang được phục hồi. Kinh nghiệm năm 2008, 2009 cho thấy, giá tiêu 6 tháng đầu năm ở mức thấp, sau đó tăng dần và tăng đột biến vào những tháng cuối năm.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), sản lượng vụ tiêu năm 2010 ở hầu hết các tỉnh trồng tiêu trọng điểm đều giảm, nhất là Bình Phước, Gia Lai giảm mạnh do tác động của thiên tai và dịch bệnh. Mặc dù sản lượng giảm nhưng giá XK hồ tiêu lại không tăng, nguyên nhân chính là những tháng cuối năm 2009 do giá tốt, nên các nước sản xuất tiêu thế giới đã đẩy mạnh XK. Các nhà NK đã có có nguồn dự trữ, phân phối khá dồi dào. Vì vậy những tháng đầu năm 2010, họ luôn ép giá các nhà XK, đồng thời chưa mặn mà đàm phán ký kết hợp động NK.

Trước tình hình này, VPA khuyến cáo bà con nông dân nên hạn chế lượng bán ra và DN hạn chế XK khi giá rẻ. Tốt nhất là tiến độ lưu thông nên rải đều các tháng trong năm và tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường. Hạn chế bán tiêu xô, đi sâu vào chế biến tiêu trắng, tiêu nghiền bột, tiêu tiệt trùng, chất lượng cao, VSATTP để có giá bán cao.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm