| Hotline: 0983.970.780

Mưa to, quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh có chỗ ngập gần nửa mét

Chủ Nhật 08/10/2017 , 14:11 (GMT+7)

Mưa to liên tục suốt từ đêm qua cho đến sáng nay (8/10), quốc lộ 1A đoạn tránh qua huyện Nghi Xuân chìm trong biển nước.

Mặc dù không có thiệt hại về nền đường và ùn tắc giao thông nhưng những trận mưa xối xả suốt từ đêm qua đến sáng nay trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhiều đoạn đường bị ngập sâu.

Đặc biệt đoạn đường quốc lộ 1A từ cầu Bến Thủy 2 vòng qua núi Hồng Lĩnh tại địa bàn các xã Xuân Viên, Xuân Lĩnh bị ngập sâu do nước từ trên đỉnh núi đổ dồn xuống chảy không kịp.

Tuy không xảy ra ùn tắc vì lượng xe đi lại tuyến đường này thưa nhưng người dân không dám ra đường vì sợ nước dâng cao gây nguy hiểm.

Dưới đây là những hình ảnh chúng tôi chụp lúc 10 h trưa tại địa bàn:

13-57-43_quoc_lo_1b_ngp_chim_trong_nuoc

13-57-43_menh_mong_bien_nuoc

13-57-43_nhieu_don_nuoc_tren_nui_chy_xuong_xe_o_to_di_li_kho_khn

13-57-43_o_to_bi_bom_trong_nuoc

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Nuôi cua trong hộp nhựa: Thời gian nuôi ngắn, giá bán cao

TRÀ VINH Anh Trần Minh Nhật ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nuôi cua trong hộp nhựa sau một tháng có thể xuất bán với giá từ 500.000 đến 650.000 đồng/kg.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm