| Hotline: 0983.970.780

Mua trả chậm, giá không tăng

Thứ Tư 15/04/2015 , 10:20 (GMT+7)

Bên cạnh việc mua được phân bón đúng giá, mô hình “Cung ứng phân bón trả chậm” còn mang lại niềm vui khác cho người nông dân, đó là việc bảo đảm chất lượng các loại phân bón.

Trong khi ở nhiều địa phương, bà con vẫn phải chịu chênh lệnh giá phân bón do không có tiền thanh toán ngay từ đầu vụ SX thì với mô hình “Cung ứng phân bón trả chậm”, Hội Nông dân các cấp ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã mang lại niềm vui cho nông dân…

Thiết thực giảm chi phí SX

Từ nhiều năm nay, mỗi khi chuẩn bị vào đầu vụ lúa, gia đình ông Đinh Văn Chắt ở xóm Cố Thổ, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn đã không còn phải lo vay mượn tiền mua phân bón để đầu tư cho SX.

Ông Chắt cho biết: “Gia đình tôi có 7 sào ruộng, ngoài ra còn trồng thêm hơn 1 ha mía các loại. Trước đây, đầu mỗi vụ SX, vợ chồng tôi lại phải lo tính một khoản tiền lớn để mua phân bón. Có khi khó khăn quá phải đến đại lý mua chịu nên chi phí đầu tư, theo đó cũng tăng lên.

Nay nhờ có chương trình mua phân bón trả chậm nên gia đình tôi chỉ còn tập trung chăm sóc, tiền phân bón cuối vụ mới phải trả mà giá mua vẫn không hề tăng”.

Cũng được hưởng lợi từ mô hình “Cung ứng phân bón trả chậm” của Hội Nông dân, chị Quách Thị Hoa ở xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn chia sẻ: “SX nông nghiệp bây giờ không bón phân thì không có năng suất, mà bón phân thì nông dân nhiều khi chẳng có nhiều tiền để mua.

Như nhà tôi, nhiều lúc vào đầu vụ, không biết xoay đâu ra tiền để mua phân bón. Khi biết Hội Nông dân xã có mô hình bán phân trả chậm, gia đình tôi đăng ký tham gia ngay”.

Thực tế những năm qua, đã có hàng nghìn hộ nông dân ở Lương Sơn tham gia vào mô hình “Cung ứng phân bón trả chậm” của Hội Nông dân. Theo tính toán, trước đây nếu mua trả chậm của các đại lý thì giá phân bón bao giờ cũng sẽ tăng lên từ 10 - 12%, chi phí đầu tư cho SX vì vậy cũng sẽ tăng cao.

Còn với việc Hội Nông dân đứng ra liên kết với doanh nghiệp cung cấp phân bón, người dân sẽ được mua đúng với giá niêm yết và chỉ phải thanh toán tiền vào cuối vụ, sau khi đã thu hoạch xong.

Ghi nhận tại các xã thực hiện mô hình “Cung ứng phân bón trả chậm” ở huyện Lương Sơn, bà con nông dân đều có chung mong muốn đó là các cấp Hội cần tiếp tục áp dụng mô hình này, qua đó góp phần giảm chi phí SX, tăng thu nhập cho hội viên.

Nhiều niềm vui từ một mô hình

Sau thời gian đầu làm thí điểm, nhận thấy mô hình “Cung ứng phân bón trả chậm” mang lại những hiệu quả thiết thực cho nông dân, giúp bà con giảm bớt khó khăn trong SX, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình.

Trung bình mỗi năm, Hội Nông dân các cấp đã giúp nông dân mua trả chậm hàng nghìn tấn phân bón các loại.

Theo đó, trên cơ sở đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác của nông dân các địa phương trong huyện và đặc tính của mỗi loại phân bón, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã chủ động phối hợp với Cty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao để ký hợp đồng cung cấp phân bón theo hình thức trả chậm cho nông dân.

Hội viên nông dân tham gia mô hình đã được cung cấp nhiều loại phân bón tùy thuộc vào chủng loại cây trồng như urê, kali, phân NPK…

Các loại phân bón này sẽ được Cty chở về đến tận các xã, bán cho hội viên nông dân theo giá niêm yết của nhà máy tại thời điểm cung ứng. Cty sẽ chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và giá cả của các loại phân bón; Hội Nông dân đứng ra tín chấp để hội viên nông dân mua phân bón trả chậm và có trách nhiệm thu đủ tiền phân bón để hoàn trả Cty sau khi nông dân thu hoạch sản phẩm nông nghiệp vào cuối vụ.

Riêng trong năm 2014, đã có gần 1.100 tấn phân bón các loại được Hội Nông dân huyện Lương Sơn cung ứng đến cho bà con nông dân theo mô hình này.

Bên cạnh việc mua được phân bón đúng giá, mô hình “Cung ứng phân bón trả chậm” còn mang lại niềm vui khác cho người nông dân, đó là việc bảo đảm chất lượng các loại phân bón.

Trước đây, việc mua phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã gây thiệt hại không nhỏ cho người SX. Mô hình “Cung ứng phân bón trả chậm” đã góp phần hạn chế tối đa tình trạng này, bảo đảm phục vụ, cung cấp phân bón kịp thời vụ, đúng chủng loại, qua đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và lợi ích cho các nông hộ.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm