| Hotline: 0983.970.780

Mùa trắng hay mùa vàng?

Thứ Hai 07/05/2018 , 08:58 (GMT+7)

Dù đã được khuyến cáo nhiều lần về tầm quan trọng của việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cho lúa, nhưng do tâm lý chủ quan, lơ là vẫn có hộ nông dân vẫn phải nhận "mùa trắng" khi diện tích lúa bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.

Chủ quan, thiệt hại nặng

Sản xuất lúa vụ hè thu diễn ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài ở đầu vụ và xuất hiện những cơn mưa đầu mùa vào giữa vụ, nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện rất thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh hại phát sinh gây hại lúa. Các loại bệnh như đạo ôn cổ bông, khô vằn, bệnh vàng lá chín sớm, bệnh lem lép hạt… luôn luôn "rình rập", chỉ chờ có "cơ hội" là tấn công ruộng lúa.

09-17-25_bi_4_-_nh_dng_vn_nho_giu_tron_niem_tin_voi_cc_sn_phm_thuoc_tru_benh_cu_syngent_de_co_ruong_lu_xnh_tot_sch_benh_
Ông Đặng Văn Nhỏ giữ trọn niềm tin với các sản phẩm thuốc trừ bệnh của Syngenta để có ruộng lúa xanh tốt, sạch bệnh

Anh Nguyễn Minh Sang, ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, An Giang cho biết trong vụ trước, vì chủ quan nên phần lớn diện tích ruộng lúa của anh bị thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông.

Lúc đầu, một đám lúa có hiện tượng có một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp với tai lá, anh Sang nghĩ không cần thiết phải phun thuốc trừ bệnh mà chỉ cần thêm phân bón và nước tưới. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, phần lớn diện tích ruộng lúa của anh đã cháy lụi, bông lúa lép, lúc này anh Sang trở tay không kịp.

Cùng chung hoàn cảnh với anh Sang, nhưng vụ trước ông Nguyễn Văn Công, ở Tịnh Biên, An Giang lại bị mất mùa vì chọn thuốc phun phòng trừ bệnh không đúng. Trong một lần đi chợ, ông Công đã mua một loại thuốc trừ bệnh được quảng cáo là loại thuốc mới phòng trừ bệnh vàng lá, đốm vằn, lem lép hạt… với hiệu quả đặc biệt và giá lại rẻ bằng một nửa so với những loại thuốc ông thường sử dụng.

Nhưng "của rẻ" đúng là "của ôi". Sau khi phun loại thuốc đó, ruộng lúa nhà ông Công vẫn vàng lá, bông lúa lép, tình trạng bệnh trên lúa không những không được cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn. Vụ đó năng suất lúa bị giảm mạnh, ông Công quyết định từ nay "cạch" hẳn mấy loại thuốc trừ bệnh trôi nổi ngoài chợ, thành ra rẻ lại hóa đắt.
 

Đầu tư đúng, thu mùa vàng

Hiện đang là thời điểm bắt đầu xuống giống vụ hè thu, rút kinh nghiệm từ bài học "đắt giá" từ năm ngoái, cả anh Sang và ông Công quyết tâm chủ động phòng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa bằng các loại thuốc trừ bệnh uy tín, chất lượng ngay từ đầu vụ để tránh tình trạng dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt hiện nay, giá lúa đang ở mức tốt, nên nếu có sự đầu tư đúng cách, lựa chọn sản phẩm BVTV hợp lý, bà con sẽ dễ dàng có được "mùa vàng".

Do trên thị trường có nhiều loại sản phẩm thuốc trừ bệnh cho lúa nên bà con cũng phân vân không biết chọn loại nào để có hiệu quả cao. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng các loại thuốc có cùng một hoạt chất thì hiệu quả là như nhau nên cứ cái gì rẻ thì mua nhưng thực tế không phải vậy. Tuy rằng hoạt chất là yếu tố quan trọng trong pha chế thuốc nhưng có cùng một hoạt chất không có nghĩa là hiệu quả của thuốc sẽ như nhau.

Để tạo ra hoạt chất có chất lượng cao, nhà sản xuất cần phải có nền tảng công nghệ, cơ sở sản xuất tốt và một quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo hoạt chất có độ tinh khiết và hàm lượng tạp chất theo đúng như chỉ tiêu kỹ thuật.

Các công ty lớn như Syngenta đáp ứng tốt điều này trong khi đây là các yếu tố mà các nhà sản xuất nhỏ lẻ với công nghệ và trang thiết bị kém thường không đạt được.

Hơn thế nữa là một công ty nghiên cứu và phát triển hàng đầu thế giới về công nghệ thuốc BVTV, bộ sản phẩm thuốc trừ bệnh của Syngenta chứa các hoạt chất thuộc nhiều nhóm với cơ chế tác động khác nhau, giúp kiểm soát các bệnh do nấm gây ra một cách hiệu quả và hạn chế sự phát triển tính kháng của nấm bệnh do sử dụng liên tục 1 hoặc 2 loại thuốc trừ nấm có cùng nhóm hoạt chất cùng cơ chế tác động trong 1 vụ.

Ngoài các hoạt chất có hiệu quả cao, các nhà sản xuất lớn thường xuyên có những nghiên cứu chuyên sâu và đưa vào trong sản phẩm một tỷ lệ thích hợp những chất phụ gia để phát huy tối đa hiệu lực sinh học của hoạt chất. Syngenta hiểu rõ điều này và đây cũng chính là bí quyết tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, các sản phẩm thông thường nếu chứa chất phụ gia chất lượng kém sẽ làm giảm khả năng bám dính và thấm sâu của thuốc, không đảm bảo tính ổn định khi vận chuyển, dễ bị biến tính do nhiệt, dễ bị lắng cặn, gây nguy cơ nghẹt béc phun cao…

Trong khi đó, các sản phẩm của Syngenta như Amistar Top 325 SC, Filia 525 SE, Anvil 5SC, New Tec 300SC, Tilt Super 300 EC... chứa những chất phụ gia đặc biệt giúp nâng cao hiệu quả trừ bệnh, ví dụ như chất thấm nước và khuếch tán giúp chuyển hoạt chất thành dạng dễ tan trong nước; chất bám dính giúp chống rửa trôi trên mặt lá do thời gian, gió, nước, tác động cơ học, hóa học; chất loang trải giúp thuốc phân bố đều trên bề mặt tiếp xúc; chất an toàn đảm bảo thuốc an toàn cho cây trồng... Sự tinh khiết chuẩn mực về hoạt chất và các chất phụ gia đã trả lời câu hỏi vì sao sản phẩm của Syngenta luôn được bà con nông dân tin dùng.

Chị Nguyễn Thị Hằng, chủ một đại lý bán thuốc BVTV ở Thoại Sơn, An Giang cho biết: "Sau nhiều năm trong nghề, tôi luôn tư vấn cho bà con sử dụng các sản phẩm của Syngenta bởi đây là những sản phẩm chất lượng tốt và đồng đều nhất, lại an toàn cho sức khỏe, môi trường. Syngenta có bộ sản phẩm thuốc trừ bệnh đa dạng, sử dụng nhiều gốc hoạt chất khác nhau, nên bà con nông dân có thể luân phiên sử dụng, giúp hạn chế được tính kháng thuốc của sâu bệnh, vì vậy năm nào các sản phẩm của Syngenta cũng bán rất chạy. Cứ người nọ thấy tốt thì giới thiệu cho người kia”.

Ông Hồ Văn Hải, nông dân xã Tây Phú, Thoại Sơn, An Giang cho biết: "Theo kinh nghiệm nhiều năm của tôi, khi lúa làm đòng tôi lựa chọn thuốc Anvil và khi lúa trổ lẹt xẹt thì tôi chọn thuốc Nevo, khi lúa trổ đều thì tôi xịt lặp lại thuốc Anvil. Như vậy là tôi khỏi lo lúa bị bệnh đốm vằn, vàng lá và lem lép hạt, cây lúa lại xanh lá, hạn chế được tình trạng bị đổ ngã".

Ông Đặng Văn Nhỏ ở ấp Tân Thạnh, xã Phong Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp lại có kinh nghiệm khác: "Tôi sử dụng Amistar Top vào thời điểm đòng 1 ly cho bộ lá xanh, khỏe, tăng tối đa số hạt trên bông. Sau đó, vào giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt, tôi sử dụng Amistar Top một lần nữa để phòng trừ 4 bệnh nguy hiểm là bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá, đốm vằn...

Vào giai đoạn đầy hạt, khi bông lúa trổ đều, là giai đoạn bệnh đạo ôn và lem lép hạt tiếp tục gây hại, tôi sử dụng Tilt Super và Filia để kiểm soát bệnh và giữ xanh 3 lá trên cùng đến khi thu hoạch, làm tăng khả năng quang hợp, tích lũy tinh bột vào hạt, giúp lúa chín hạt vàng, sáng, chắc. Từ ngày sử dụng bộ giải pháp này, năng suất lúa nhà tôi tăng lên đáng kể".

Với bộ sản phẩm của Syngenta, các bệnh phổ biến trên cây lúa như bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh vàng lá chín sớm, bệnh lem lép hạt... không còn là nỗi ám ảnh đối với người nông dân, bất chấp thời tiết vừa nắng nóng, vừa mưa bão như vụ mùa ở miền Bắc và vụ hè thu ở các tỉnh miền Nam.

Ông Ngô Lành, Giám đốc Thương mại khu vực ĐBSCL, Cty Syngenta Việt Nam nhấn mạnh: “Ngoài việc sử dụng bộ sản phẩm của Syngenta để chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa, bà con cũng cần chú ý đến kỹ thuật canh tác, mật độ gieo cấy, đảm bảo đủ nước trên ruộng, đồng thời sử dụng hợp lý các loại phân bón. Các kỹ sư nông nghiệp của Syngenta luôn đồng hành cùng bà con trên đồng ruộng, giúp bà con canh tác khoa học và đạt năng suất cao” .

 

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.