| Hotline: 0983.970.780

Mùa viêm họng ở trẻ, cách nào ứng phó?

Chủ Nhật 16/06/2019 , 07:10 (GMT+7)

Mùa hè thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cao, bất cứ ai cũng có thể mắc viêm họng bởi họng là cửa ngõ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, với đồ ăn, thức uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Đặc biệt, bệnh hay gặp đối với trẻ em.

Vào “mùa” viêm họng

Chị Nguyễn Thu Lan (Ba Đình, Hà Nội) mấy hôm nay cũng khốn khổ vì “dàn đồng thanh” từ hai đứa con của chị. Mới nghỉ hè chưa được một tháng, hai con chị tự ở nhà với nhau. Đầu tháng 5 thời tiết còn dịu mát, nhưng 3 tuần gần đây khi nền nhiệt tăng lên, lũ trẻ ở nhà tự động mở tủ lạnh ăn sữa chua, uống nước lạnh, rồi bật điều hòa vô tội vạ. Kết quả là, cả hai đứa thi nhau ho như cuốc.

22-13-45_khm_hong
Ảnh mang tính minh họa.

Đưa con đi khám chị được các bác sĩ giải thích, bệnh viêm họng thường xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Điều này dễ xảy ra khi uống nước quá lạnh khi đang nóng hay khi đang toát mồ hôi, vừa ở ngoài trời nóng về đã tắm nước lạnh, từ bên ngoài bước ngay vào phòng lạnh hoặc ngược lại... Ngoài ra, một thói quen khiến các cháu rất dễ bị viêm họng là vừa đi ngoài trời hoặc hoạt động nhiều ra mồ hôi lại ra ngay trước quạt đứng.

Do đó, bệnh viêm họng dễ xảy ra trong mùa hè hơn là mùa đông. Trong khi đó, mùa hè, thời tiết nóng, sức đề kháng của cơ thể thường giảm, nên là tác nhân làm gây viêm đường hô hấp, nếu nặng có thể gây viêm họng mủ, viêm amiđan mủ.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, viêm họng là hiện tượng tổn thương ở niêm mạc của họng nhưng nguyên nhân không phải do vi khuẩn hay virus như những bệnh viêm họng thông thường mà do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường xung quanh tác động lên niêm mạc họng làm niêm mạc họng khô, sung huyết và xuất hiện các triệu chứng của viêm họng. Người bệnh bị viêm họng do thời tiết thường không sốt, thân nhiệt dưới 37,5°C.

Triệu chứng cơ năng thường gặp là ngứa họng, cay họng, rát họng, nuốt đau. Khám họng sẽ thấy tình trạng niêm mạc họng đỏ rực, không thấy có hiện tượng tăng tiết nhầy mà có cảm giác như niêm mạc họng không có nước, không có lớp chất nhầy che phủ, khô như giấy ráp. Các xét nghiệm máu nằm trong giới hạn bình thường.
 

Không cho trẻ uống nước lạnh

Để phòng bệnh, các gia đình nên giữ môi trường sống vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt với trẻ nhỏ, tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc, khói than, lông chó mèo… để tránh kích ứng hệ hộ hấp của bé. Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà bông để loại trừ vi khuẩn gây hại, nhất là sau khi bé đi vệ sinh. Chú ý vệ sinh bàn chải và cách vệ sinh răng, miệng cho bé. Sử dụng điều hòa nhiệt độ một cách hợp lý. Không nên để nhiệt độ quá thấp (nên để ở mức 24-26 độ C), không để trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp thổi vào. Vệ sinh điều hòa thường xuyên.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, các bác sĩ cảnh báo, việc bạn đưa trẻ từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng hoặc bị cảm. Không tắm cho trẻ sau khi trẻ vừa vận động hoặc ra nhiều mồ hôi để tránh cảm lạnh do thay đổi thân nhiệt đột ngột. Không cho trẻ uống nước quá lạnh, hay ăn nhiều kem, uống nước đá.

“Trong trường hợp trẻ bị viêm họng cần cho trẻ súc miệng bằng nước muối thường xuyên, bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nên ăn thức ăn mềm, loãng, nhất là đối với trẻ nhỏ.. Bố mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi tại phòng thoáng khỉ và độ ẩm cần thiết. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý sử dụng điều hòa và quạt hợp lý để không làm trầm trọng thêm bệnh tình của trẻ. Nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không có dấu hiệu tốt lên, cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ và không nên tự mua thuốc về điều trị”, TS Đào nhấn mạnh.

Dùng thuốc gì trị viêm họng do thời tiết?

“Thuốc thường được dùng là thuốc chống dị ứng (kháng histamin - H1, các thế hệ 1, 2, 3, 4). Thuốc kháng histamin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay - histamin được tìm thấy ở khắp các mô trong cơ thể, được dự trữ nhiều nhất trong các tế bào mast ở các mô và trong các hạt bài tiết của tế bào ưa kiềm sẽ tăng tính kiềm cho niêm mạc họng. 

Một số thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 (clorpheniramin maleat...) hay được sử dụng trong các chế phẩm trị cảm cúm, ho, sổ mũi nhưng có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, do vậy, không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo hay uống rượu khi đang dùng thuốc. 

Chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn, đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ em vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ ở trẻ. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc", TS. Phạm Thị Bích Đào.

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.