| Hotline: 0983.970.780

Mừng nhưng cũng không nên nghỉ ngơi quá lâu

Thứ Sáu 25/10/2019 , 08:42 (GMT+7)

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân”, bộ mặt nông thôn huyện Quốc Oai đã có nhiều chuyển biến.

17-00-44_dsc_6199
Thu hoạch lúa nếp ở Quốc Oai.

Huyện có 20/20 xã được công nhận đạt NTM, hoàn thành trước 2 năm so với kế hoạch đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt 44 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 3 lần so với thời điểm triển khai xây dựng. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo từ 37,4% năm 2010 lên 70,04% năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12.94% năm 2010 xuống 4,87% năm 2019.

Toàn huyện hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao đặc biệt là các vùng cây ăn quả tập trung. Giá trị thu nhập trung bình tại các vùng quả đạt 300 - 350 triệu đồng/ha. Nhiều mô hình cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha như vùng Nhãn Đại Thành, sản xuất rau an toàn chuyên canh rau tại các xã Tân Phú, Yên Sơn, Nghĩa Hương, Phượng Cách…

17 làng nghề truyền thống được duy trì khá tốt như: Làng nghề chạm gỗ Ngọc Than; Làng nghề mây giang song đan thôn Đồng Lư; Làng nghề nón lá thôn Phú Mỹ; Làng nghề cót nan thôn Trại Ro… Sản phẩm được xuất đi khắp các tỉnh, thành trong nước và cả nước ngoài. Đây là những lợi thế tạo tiền đề để Quốc Oai phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Một số chỉ tiêu xây dựng NTM của huyện đạt kết quả cao như: 100% số thôn có điểm sinh hoạt văn hóa; 82% số hộ dân được sử dụng nước sạch, 73,9% số trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia...

 Toàn huyện đã nâng cấp, cải tạo được hơn 799km đường giao thông nông thôn; đầu tư xây dựng mới 21 hệ thống chiếu sáng công cộng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được duy trì ổn định. Các vụ việc kiến nghị, khiếu nại đông người, đơn thư của công dân đã được cấp ủy chính quyền giải quyết triệt để.

Tuy nhiên, cùng với kết quả tích cực, ông Đỗ Huy Chiến-Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại như: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, sản xuất theo hướng hàng hóa chưa có chuyển biến mạnh; Việc ứng dụng công nghệ cao, mô hình liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng; Hoạt động của một số hợp tác xã nông nghiệp chưa hiệu quả; Chi phí đầu tư vào nông nghiệp cao, dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến phức tạp, ảnh hưởng thu nhập của người dân…

Thời gian tới, huyện Quốc Oai tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp về nông thôn đồng thời tạo điều kiện về nguồn vốn vay ưu đãi, khuyến khích các hộ tham gia các chương trình phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững, duy trì tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới ở mức dưới 0,5%.

Bởi vậy, dù được công nhận là huyện NTM nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để hướng tới mục tiêu xây dựng xã NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao như cần tiếp tục tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức cho nhân dân, phát huy vai trò của cộng đồng thôn, làng, xóm và của từng hộ gia đình.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội của huyện, trước mắt là giao thông hạ tầng đô thị. Quan tâm đến hệ thống chiếu sáng, gắn với tuyến đường văn minh đô thị, tiếp tục đầu tư hệ thống tiêu thoát nước. Rà soát, mở rộng diện tích các trường học thiếu diện tích.

Đồng thời, thành lập các ban quản lý chợ đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế nông thôn.

Riêng về nông nghiệp, cần rà soát những vùng trồng cây kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ưu tiên phát triển những cây trồng có thế mạnh, phù hợp với tập quán sản xuất của nhân dân.

Chăn nuôi tập trung, trang trại xa khu dân cư, giảm dần dạng chăn nuôi nhỏ lẻ, khuyến khích các hộ nông dân liên kết với các doanh nghiệp, nhà sản xuất để tạo liên kết chuỗi; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm chứ không chỉ có bán thô.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất