| Hotline: 0983.970.780

Mừng rơn vì được công nhận... nghèo

Thứ Ba 23/03/2010 , 13:57 (GMT+7)

Hàng trăm hộ dân vạn chài ở xã Xuân Yên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) rơi vào cảnh chạy bữa khi mấy tháng gần đây không thể ra khơi.

TRÔNG CHỜ CỨU TRỢ

>> Mong một bữa no
>> Ra Tết là hết gạo
>> Công dân thị xã cũng chạy ăn từng bữa
>> Lời khẩn cầu từ Pắc Cạm
>> Leo 20 km đường núi lấy một can nước
>> Đói thấu mùa giáp hạt

Vét hết trong nhà, anh Hải chỉ còn vài lon gạo.

Ông Phan Văn Lịch, Chủ tịch UBND xã Xuân Yên bắt đầu câu chuyện bằng việc cứ lặp đi lặp lại: “Giáp hạt năm nay bi đát lắm”. Rồi như thể minh chứng cho câu nói của mình ông Lịch dẫn ra hàng loạt lý do. Xuân Yên có 11 xóm thì 7 xóm làm nông nghiệp còn 3 xóm làm nghề đi biển. Năm vừa rồi làm nông thì mất mùa còn ngư nghiệp thì không đủ bù tiền dầu vì biển động. Thành thử ở các làng chài Xuân Yên, mùa giáp hạt đã đến từ... trước Tết. Bi đát nhất có lẽ là ngư dân các thôn Yên Ngư, Yên Lợi, Yên Hải... Trước Tết gần hai tháng, gần 500 hộ dân làm nghề chài phải chịu cảnh gác chèo treo lưới vì biển động liên tục. Mọi sinh hoạt hằng ngày thứ gì cũng phải vay nợ. Nhưng ở vùng quê có tới 195 hộ nghèo như Xuân Yên cũng không thể nợ nhiều vì nhà nào lo được nhà nấy đã là may. Hết cách, dân làng đành phải bỏ đi tứ xứ kiếm ăn.

Vét hết khắp trong nhà anh Trần Văn Hải (38 tuổi) ở thôn Yên Ngư chỉ còn mấy lon gạo cuối cùng. Bữa cơm tối, 5 con người trong một gia đình chỉ độc nhất mấy con cá khô với nồi canh rau vặt. Thằng cu út dường như đã quá ngán ngẩm nên lần lữa mãi không chịu ăn. Cuối cùng chị vợ tên Vinh phải đổi món cho con bằng cách vét mấy thìa đường nhà còn sót đem ăn với cơm. Cả nhà đều trông chờ vào nhưng lần đi biển của anh Hải, thành thử từ giáp Tết lại nay còn gạo với cá khô mà ăn đã là may. Chị Vinh phải vào tận bãi biển Xuân Thành rửa bát thuê cho mấy nhà hàng kiếm tiền nuôi cả gia đình nhưng cũng bữa đực bữa cái bởi tiền làm công thì ít, nhà lại đông miệng ăn, một mình chị không kham nổi. Sức trai khoẻ mạnh nhưng anh Hải đành chấp nhận cảnh tạm thời ăn bám vợ bởi dân Yên Xuân không đi biển chỉ có nước đi làm thuê nhưng thấy mấy thanh niên trong xã đi về tiền xe nhiều hơn tiền công nên anh đành thôi.

Cty Rubico ủng hộ 20 triệu đồng cho người nghèo ở Mèo Vạc

Đại diện Cty Rubico (bên trái) trao 20 triệu đồng cho đại diện NNVN - Phó TBT Phí Văn Điển.
Sau 3 kì đầu trong loạt bài “Đói thấu mùa giáp hạt” (xem NNVN từ số 15/3), phản ánh đời sống khó khăn của người dân ở một số địa phương tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang); hôm qua (22/3), đại diện Cty CP Công nghiệp & XNK Cao su (RUBICO - thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN) đã đến Chi nhánh Báo NNVN tại TP.HCM trao tặng 20 triệu đồng nhằm chia sẻ những thiếu thốn mà người dân nghèo ở Mèo Vạc đang gặp phải.

Theo đại diện Cty Rubico, số tiền trên gồm 15 triệu đồng của tập thể cán bộ công nhân viên Cty được trích từ nguồn kinh phí Quỹ phúc lợi và 5 triệu đồng do cá nhân ông Trần Công Bình - TGĐ Cty Rubico đóng góp. Được biết, Cty Rubico và ông Trần Công Bình thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện xã hội trong nước và quốc tế. Năm 2009 vừa qua, Rubico đã đóng góp cho các hoạt động từ thiện xã hội khoảng 500 triệu đồng.

Số tiền trên sẽ được chúng tôi mua gạo để chuyển đến những người nghèo ở Mèo Vạc trong thời gian sớm nhất.

Yên Ngư là thôn mạnh về nghề đi biển bậc nhất ở Yên Xuân, vậy mà bao nhiêu năm làm nghề đến lúc biển động cũng không trữ nổi một ít tiền mua gạo cầm chừng. Những hộ như nhà anh Hải tưởng chừng đã là bi đát lắm, nhưng hoá ra vẫn còn nằm trong diện tàm tạm mà ông Lịch xếp. “Nhà nào có người đau ốm với đông con đói thường xuyên hơn”. Vừa nói ông Lịch vừa liệt kê hàng loạt gia đình mà gạo ăn hàng năm chủ yếu là gạo cứu trợ và gạo nợ.

Nhà anh Trần Văn Đoá (39 tuổi) là một trong số đó. Vừa đông con lại phải nuôi thêm bố già bị bệnh tai biến mạch máu não, Đoá bảo rằng một mình anh phải gánh 8 miệng ăn. Thành thử khi biển động anh tức tốc tìm đường vào Tây Nguyên làm thuê kiếm tiền gửi về mua gạo cho cả nhà. Nhưng vừa đi vừa đầy một tháng lại phải về vì nhà báo tin ông cụ yếu quá, sợ không qua khỏi. Hôm về vét khắp túi trên túi dưới cũng vừa đủ trả tiền mượn mấy người hàng xóm trước lúc đi. Nếu đàn ông làng chài mùa biển động phải sống nhờ vợ thì Đoá lại là ngoại lệ bởi vợ anh cũng thuộc diện đau ốm thường xuyên. Quẫn bách quá, mấy bận Đoá đánh liều kêu người bán toàn bộ máy móc với ngư cụ đi biển để lấy tiền mua gạo, mua thuốc nhưng khắp làng trên xóm dưới chỉ đồng ý mua nhưng lại là mua chịu bởi ai mà kiếm nổi tiền mặt mùa này. Muốn liều cũng không liều được, khẩu phần ăn của cả nhà Đoá cứ trầy trật ngày đói ngày no. Đám con nheo nhóc lâu lắm rồi không có lấy một bữa ăn cho đàng hoàng vì bố kiếm được đồng nào đều phải dành ra mua thuốc cho mẹ, cho ông. Gạo ăn ngày hai bữa cho gần chục con người cũng phải nhờ anh em đi vay hộ chứ nhìn vào gia cảnh khó khăn quá mấy chủ ốt gạo cũng không dám…mạo hiểm.

HỘ NGHÈO DỄ SỐNG HƠN

Có một điều tưởng chừng nghịch lý nhưng lại đang tồn tại ở Xuân Yên đó là những hộ nghèo đôi khi lại thuận lợi hơn các hộ bình thường.

Chuyện mà trưởng thôn Yên Liễu Phan Văn Mạnh cứ một hai khẳng định chắc nịch. Theo cách lý giải của ông Mạnh, nếu nói về cái nghèo thì các làng chài ở Yên Xuân đều sàn sàn nhau cả. Chính quyền bình xét hộ nghèo dựa vào nhân lực trong độ tuổi lao động của các gia đình. Nhưng ở những ngày biển động này thì người có sức đến mấy cũng thất nghiệp lại còn tốn cơm gạo hơn người bình thường. Với lại các hộ nghèo thường được ưu tiên, có trợ cấp, các khoản đóng góp cũng nhẹ nhàng hơn. Đôi khi con nhà nghèo còn có điều kiện học hành hơn những nhà bình thường vì đi học nhờ cái mác hộ nghèo cũng đỡ đần rất nhiều khoản. “Cũng muốn cho con cái đi học, nhưng một năm tiền đóng góp, áo quần cũng mất mấy triệu, không biết đào đâu ra”, anh Đoá chán nản. Đơn cử như đợt Tết vừa rồi, Xuân Yên được hỗ trợ 6,5 tấn gạo. Mỗi khẩu trong diện hộ nghèo cũng hòm hòm chừng 15kg gạo ăn Tết. Không nhiều, nhưng trong hoàn cảnh làng chài đi biển ngày nhiều nhất chưa được 10 ngàn thì dân Xuân Yên xem chừng to lắm. Hộ nghèo là thế, còn những hộ khác trong làng, trưởng thôn Mạnh cũng văn vẻ rằng nhân dân rất vui vẻ đón Tết nhưng hầu hết đều là Tết vay, Tết nợ.

Ra ở riêng để bố mẹ được công nhận hộ nghèo, nhưng vợ chòng chị Hoa vẫn phải bám ông Toản những ngày mưa gió.
Nhà ông Lê QuốcToản thấp lè tè nằm ngay đường vào thôn Yên Lợi. Dù đã 78 tuổi nhưng đời đi biển của ông vẫn chưa đến lúc được nghỉ ngơi. Mỗi ngày ông đều phải thức dậy từ 4 giờ sáng ra biển dù biển động vì đây đang là mùa mực, mùa cá nục… Nhưng ngồi tính một lúc ông ngán ngẫm rằng gần 4 tháng trôi qua mà nhà ông chỉ kiếm được chừng 300 ngàn tiền bán cá cho dù đã “huy động” cả cô con dâu tên Hoa liều mình đi biển. Nhà có 6 miệng ăn, chia bình quân mỗi người chỉ vỏn vẹn 50 ngàn, chỉ đủ mua gạo trong vòng 5-7 ngày. Phàn nàn hết những khổ cực của đói nghèo ông chợt buột miệng mà bất cứ ai nghe cũng thấy xót lòng: “Năm nay may mắn cái là được hộ nghèo rồi chú à”. Mấy năm trước thấy cứ đến Tết là các hộ nghèo được hỗ trợ “sướng quá” ông Toản cũng năm lần bảy lượt xin trưởng thôn cho nghèo cùng. Nhưng ngặt nỗi ông bà còn ở chung với anh con trai, nhà có hai lao động chính nên không được nghèo. Bí quá, năm nay ông một hai bắt anh con trai ra ở riêng ngay góc vườn, làm thủ tục tách hộ thế là có sổ hộ nghèo. Mặc dù đã ra riêng nhưng mọi sinh hoạt vợ chồng anh con trai đều phải nhờ cả vào ông bà vì nhà chỉ dựng lên cho có thế thôi chứ cứ mỗi lần mưa gió không ở nổi và trong nhà cũng không có vật dụng gì có thể sống qua ngày.

Nhân dịp có trưởng thôn và chủ tịch xã, ông Toản nằng nặc kêu rằng: “Cứ đà này nhà nước không hỗ trợ thì chết bởi chưa biết đến khi nào biển mới yên trong khi nợ đã quá nhiều, không thể nợ thêm được nữa”. Dường như rất thấu hiểu hoàn cảnh của mấy trăm hộ dân vạn chài ở địa phương nhưng chủ tịch Lịch cũng chỉ biết đề xuất, kiến nghị lên trên rồi…chờ. “Ngân sách xã thì eo hẹp, mất mùa thường xuyên nên chỉ còn biết kêu trên chứ chính quyền cũng bất lực. Giáp hạt năm nào cũng thế này cả”. (Còn nữa)

Đi đến nhà nào ở Xuân Yên cũng nghe phàn nàn số tiền nợ khổng lồ. Dân vạn chài nên sắm dụng cụ, thuyền bè đi biển mấy chục triệu. Bình thường kiếm đủ ăn đã may, gặp mùa giáp hạt hầu hết đều không có khả năng trả nổi tiền lãi ngân hàng. Cán bộ ngân hàng đến thu tiền lãi thấy dân chài kiếm bữa ăn đã chật vật, nản quá nên đành quay gót mà không dám đòi. Ai cũng bảo cho nợ thì nợ thế thôi chứ có làm cả đời cũng không trả nổi.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm