| Hotline: 0983.970.780

Mười tỷ đồng không mua nổi vườn cò

Thứ Hai 09/04/2012 , 10:33 (GMT+7)

"Người nhân hậu thế, sao cuộc đời lại vất vả thế?". Cô bạn đi cùng tôi, không nén nổi cảm khái, đã phải thốt lên như vậy khi cùng tôi rời nhà bà Vũ Thị Khiêm...

"Người nhân hậu thế, sao cuộc đời lại vất vả thế?". Cô bạn đi cùng tôi, không nén nổi cảm khái, đã phải thốt lên như vậy khi cùng tôi rời nhà bà Vũ Thị Khiêm ở thôn Dừa Lễ (xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc).

Vất vả thật. 16 tuổi lấy chồng. Chồng nhập ngũ, một đời vợ chồng gần nhau chỉ tính ngày qua những lần chồng từ đơn vị đáo qua nhà. Thế rồi ông vào Nam chiến đầu và vĩnh viễn không trở về. Giấy báo tử đến tay bà khi bà vừa hai mươi sáu tuổi, một nách hai đứa con thơ.

Có nhan sắc, lại công tác ở Hội Phụ nữ xã, từ khi ông hy sinh, từng có nhiều người theo đuổi nhưng bà nhất định chỉ ở vậy. Góa phụ trẻ nuôi con khác nào người đi đò đầy, bà dốc sức ra làm để khỏa lấp đi sự trống vắng của cõi lòng. Tuổi già xồng xộc theo năm tháng. Đến cái tuổi phải cậy nhờ vào con thì con trai bị tai nạn giao thông chết, con dâu để lại cho bà 5 đứa cháu nội, 4 gái 1 trai, tất cả đều còn trứng nước, để sang đò lần thứ hai, con gái đã đi gánh vác giang sơn nhà chồng, thế là lại một mình lầm lụi, bươn chải nuôi 5 đứa cháu dại. 

Ngôi nhà của bà Khiêm chưa có ngói lợp

- Mẹ chúng nó lấy chồng gần đây thôi, nhưng hoàn cảnh cũng khó khăn lắm. Gần đây, nó gánh vác đỡ cho tôi một đứa. Nay hai đứa đã đi lấy chồng, đứa áp út đang học cao đẳng dưới Hưng Yên, còn thằng út mới học lớp tám.

Bà kể vậy. Hỏi về chuyện độ nhật, bà bảo trước đây còn có sức thì làm mấy sào ruộng sát chân đồi, cũng đủ gạo ăn,và nuôi mấy con gà, con lợn lấy tiền đóng học cho đàn cháu. Nhưng mấy năm nay không làm nổi nữa, đành mượn người đào ruộng ấy thành ao, nuôi cá bán đi mua gạo. Nhà có mấy cây nhãn trồng từ khi song thân bà mới từ Quảng Ninh chạy giặc đến lập nghiệp ở đất này, cây nào cây nấy tính ra đã năm sáu chục tuổi, mỗi cây chiếm đến nửa sào đất, mấy chục năm rồi không được quả nào vì nạn bọ xít. Vài năm nay không hiểu sao bọ xít không còn, mới được thu, nhưng mà giá rẻ như cho, hai tấn nhãn được có 6 triệu bạc. Ngôi nhà cấp 4 cũ nát, tường lở ngói sụt, phải dỡ hết ngói nhưng chưa có tôn lợp, mấy bà cháu chui tạm vào gian phụ còn lại để tá túc.

Nhà bà Khiêm có lẽ là ngôi nhà ở vào vị trí heo hút nhất làng. Từ bờ đê sông Lô di hun hút theo con đường đất thịt nhỏ ước dài hơn một cây số mới tới. Đường này, trời mà mưa thì trơn nhẫy. Nhà bà nằm dưới một khu rừng um tùm. Bây giờ còn vậy, thì hơn sáu mươi năm trước không hiểu sẽ còn hoang vu đến mức nào. Nhà được giao 5 ha đất rừng, vẫn là rừng cũ mà bà đã sống từ năm lên tám tuổi, nhưng từ đó đến nay, cả hai cụ thân sinh rồi đến đời bà, chưa ai khai thác một cây nào, vì sợ làm ảnh hưởng đến đàn cò. Mục đích của chúng tôi đến đây là để biết về cái vườn cò nổi tiếng của bà, nên nghe bà nhắc đến chuyện cò vạc, chúng tôi chuyển hướng câu chuyện. Bà kể:

- Năm Sửu (tức năm Kỷ Sửu - 1949), quê tôi ở Quảng Ninh loạn lạc ghê lắm. Bố mẹ tôi đưa chúng tôi chạy giặc đến chỗ này. Năm ấy tôi mới được tám tuổi, ngày ngày lũn cũn theo bố mẹ, theo anh vào rừng phát cây, làm nhà. Làm nhà xong, ở được mấy năm thì đàn cò tụ họp về, lúc đầu chỉ lác đác rồi sau càng ngày càng nhiều, có đến hàng vạn con. Không chỉ cò mà còn vạc, bồ nông, giang giang… và nhiều loại chim khác. Cũng bắt đầu từ đó gia đình tôi bắt đầu bảo vệ đàn chim. Anh tôi đi công tác, rồi bây giờ ở với con dưới Hà Nội. Bố mẹ chúng tôi lần lượt ra đi, giao lại đất này cho tôi. Trước khi mất bố mẹ tôi chỉ dặn: “Cố mà giữ lấy đàn cò. Đất nhà mình là đất lành nên cò nó mới đậu. Hãy thương yêu chúng nó. Đất lành, nhưng người mà độc ác thì cò cũng không ở nổi đâu con ạ”. 

Bà Khiêm đang ngóng cò đi kiếm ăn về

Nghe chúng tôi ngỏ lời được ra thăm vườn, bà bảo:

- Chừng nửa tháng nữa các bác về đây thì lúc nào ra vườn cũng gặp cò, vì lúc đó là mùa chúng làm tổ, đẻ và ấp trứng. Còn thời gian này thì phải chờ đến nhá nhem tôi chúng mới đi kiếm ăn về.

- Nạn săn bắn trộm cò ở đây có nhiều không bà?

- Khổ lắm bác ạ…

Sau tiếng thở dài, bà kể với chúng tôi, rằng cách đây mấy chục năm, khi song thân bà còn sống, nạn săn bắn trộm chim cò gần như không có. Đàn chim, đàn cò cứ vô tư, cứ bình yên mà sống, mà yêu đương. Mùa chim cò làm tổ, cả khu rừng lúc nào cũng ríu ran tiếng chim, tiếng cò. Con người dạo ấy sao hiền lành thế. Nhưng rồi càng về sau, khi những nhà hàng “đặc sản thịt rừng”, “đặc sản chim rừng, chim đồng” càng ngày càng mọc lên nhan nhản từ thành phố đến thị trấn, thậm chí ngay cả ở các làng quê, thì bọn săn bắn trộm chim cò cũng càng ngày càng đông, càng táo tợn. Vườn cò của bà là nơi chúng luôn luôn nhắm tới.

- Nhà nước có hỗ trợ gì cho bà để bà bảo vệ đàn cò không?

- Trước đây, mỗi tháng ngành lâm nghiệp cho 270 ngàn. Vài năm nay, tỉnh cho mỗi tháng hai triệu nữa, cứ cuối năm họ gọi xuống lĩnh một lần cho cả năm. Thôi thì Nhà nước đã quan tâm, tôi rất cám ơn, nhưng mà tôi không xin, không đòi hỏi gì. Không có số tiền ấy, tôi cũng vẫn bảo vệ cái vườn cò này đến hết đời mình.

Dù vườn đã được rào kỹ, nhưng không đêm nào bà cháu bà được ngủ yên, cứ chốc chốc lại phải đi rảo quanh vườn. Rất nhiều lần bà đã bắt được quả tang bọn bắn trộm cò. Bọn chúng thường đi từng nhóm, mỗi nhóm hai đến ba tên, một tên soi đèn pin, một tên bắn cò bằng súng hơi, một tên nhặt. Có lần bà bắt được một nhóm khi chúng đã bắn được cả một tải cò. Có những lần sáng ra vườn, nhìn hàng chục con cò con rớt xuống đất chết mà thương đến chảy nước mắt. Giống cò nó không bao giờ nuôi lẫn con của nhau.

Cò mẹ bị bắn chết, cò con không có gì ăn, đói quá nhoài ra khỏi tổ ngóng mẹ, rồi chết đói rơi xuống đấy mà. Tuổi già (năm nay bà 71 tuổi), không làm gì được bọn bắn trộm, nên những lúc bắt quả tang được chúng, bà chỉ còn biết van xin, khuyên bảo, thuyết phục chúng. Cũng có nhiều đứa sau khi nghe bà khuyên bảo, đã xin lỗi bà rồi từ đó không một lần bén mảng đến nữa, nhưng số đó ít lắm… 

Bà Khiêm nâng niu từng con cò khi chúng gặp nạn

- Nghe nói có người đã trả giá cái vườn cò của bà đến 10 tỷ đồng, phải không?

- Nhiều người hỏi mua lắm. Có một ông ở Hà Nội lên bảo muốn mua vườn làm du lịch, trả tôi 10 tỷ đồng, xin nhận tôi làm chị, bảo tôi rằng sau khi bán vườn cò, chị cứ ở đây cũng được, hay chị muốn mua nhà, mua căn hộ cao cấp dưới Hà Nội thì em sẽ giúp, nhưng tôi nhất định không bán. Lại có lần mấy người ở Hà Tây lên, dạo Hà Tây chưa nhập vào Hà Nội ấy, gạ tôi bán cho họ. Tức mình, tôi bảo “ba mươi tỷ đấy, các ông có mua không ?”. Họ bảo ba mươi tỷ thì cao quá, bà hạ xuống một tý, chúng tôi mua ngay. Nói là nói vậy thôi, chứ họ có chồng đủ ba mươi tỷ tôi cũng không bán.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm