| Hotline: 0983.970.780

Muốn làm giàu, trồng rừng gỗ lớn

Thứ Năm 24/10/2019 , 09:08 (GMT+7)

Cả dải núi bao quanh Tiến Bộ, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) nay được phủ bởi màu xanh bạt ngàn của rừng. Người dân nói rằng, muốn làm giàu thì trồng rừng gỗ lớn.

17-00-30_1
Hiện toàn xã Tiến Bộ có gần 1.500 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.

Nguồn gốc của khái niệm này bắt đầu từ năm 2015, khi huyện Yên Sơn triển khai chương trình cấp chứng chỉ rừng FSC. Với gần 1.500 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, xã Tiến Bộ là địa phương có diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC lớn nhất tỉnh Tuyên Quang.

Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Bộ, Phạm Thị Thu An là người thành phố Tuyên Quang. Đầu những năm 2000, chị ra trường và được phân công về đây nhận công tác với vai trò là cán bộ tư pháp xã. 17 năm gắn bó với mảnh đất này, nhìn những cánh rừng ngày càng xanh tốt và cho người dân thu về tiền tỷ chị cũng thấy ấm lòng.

Chị An chia sẻ, ngày mới về công tác, ở Tiến Bộ những vạt rừng lưa thưa có màu xanh của ngô, sắn, còn lại là đồi trọc. Bởi người dân chưa có ý thức phát triển kinh tế rừng. Là cán bộ tư pháp, chị cũng nhiều lần theo lãnh đạo địa phương “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” vận động bà con trồng rừng nhưng chưa thấu.

Năm 2013, khi chủ trương phát triển rừng có hiệu quả, đặc biệt trên địa bàn có 2 nhà máy chế biến gỗ là Công ty cổ phần Giấy An Hòa và Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang, phong trào trồng rừng phát triển mạnh. So với rừng không được cấp chứng chỉ thì rừng FSC vừa đảm bảo về môi trường, vừa cho người dân thu lãi gấp từ 2 đến 3 lần.

Tiến Bộ có 10 thôn, 100% các thôn đều trồng rừng. Thôn Thổ Ý là địa phương dẫn đầu của xã về phong trào trồng rừng. Toàn thôn có gần 500 ha rừng.

17-00-30_2
Hiệu quả từ rừng mang lại đã giúp Tiến Bộ không còn đất trống, đồi núi trọc.

Nói về chuyện cấp chứng chỉ cho rừng, ông Hoàng Văn Hữu, thôn Thổ Ý không thể nhớ hết bao nhiêu lần theo chuyên gia lên từng vạt rừng trong xã để kiểm tra, đánh giá.

Ông Hữu bảo, ở cánh rừng nào chuyên gia cũng chỉ ra lỗi vì dân mình từ trước đến giờ làm rừng không theo quy chuẩn, làm theo kinh nghiệm là chủ yếu nên không mắc lỗi này thì mắc lỗi khác. Từ vứt rác, không bảo vệ, vẫn còn tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong rừng…

Gia đình ông Hữu hiện có 30 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Nhờ tuân thủ tốt các quy trình, đã có 10 ha rừng của gia đình ông đã cho thu hoạch. Trừ chi phí ông thu lãi cả tỷ đồng.

Ở Tiến Bộ, số người sở hữu từ 3 - 5 ha rừng FSC lên đến cả trăm người. Trong đó, có khoảng 10 hộ có từ 20 - 30 ha rừng FSC. Nổi bật là hộ gia đình anh Nịnh Văn Lìn trồng 30 ha; gia đình ông Vũ Văn Phượng, trồng hơn 31 ha rừng; gia đình ông Trần Văn Vĩnh trồng hơn 20 ha rừng…

Ông Vũ Văn Phượng, thôn Làng Cả kể vanh vách cho chúng tôi nghe quy chuẩn trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC. Như chuỗi trồng rừng sản xuất phải được thực hiện đúng theo từng bước, không được đốt thực bì trước khi trồng rừng; không được sử dụng hóa chất trong quá trình chăm sóc; không được khai thác quá nửa diện tích rừng trên tổng diện tích/năm. Nếu khai thác rừng quá nhiều sẽ làm mất độ che phủ, tác động xấu từ thiên nhiên sẽ xảy ra, điển hình là hạn hán, mưa lũ bào mòn đất màu…

17-00-30_3
Cán bộ Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang hướng dẫn người dân xã Tiến Bộ các quy chuẩn trồng rừng gỗ lớn.
Năm 2019, xã Tiến Bộ được giao trồng mới 188 ha rừng, đến nay xã đã trồng được 120 ha rừng. Trong 5 năm trở lại đây, năm nào xã cũng đạt và vượt kế hoạch trồng rừng đề ra.

Gần 2 năm dưới sự giám sát của các chuyên gia, người dân xã Tiến Bộ đã thay đổi hẳn tư duy, cung cách làm, thay vì phát rừng sẽ đốt sạch thực bì thì giờ đây không đốt nữa mà để lại dưới những gốc cây tạo phân hữu cơ và hơn nữa là bảo vệ thảm thực vật để chống xói mòn.

Thành quả là gần 1.500 ha rừng sản xuất của 668 hộ ở 10 thôn trong đã được cấp chứng chỉ FSC.

Từ rừng giúp người dân nơi đây giảm nghèo, làm giàu hiệu quả. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã Tiến bộ là 115 hộ, chiếm 8,3% dân số. Đến đầu năm 2019 xã đã giảm còn 88 hộ nghèo, chiếm 6,2%. Thu nhập bình quân/người đạt 35 triệu đồng/người/năm. Đến nay, toàn xã có khoảng 20 hộ thu lãi tiền tỷ từ rừng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm