| Hotline: 0983.970.780

Muốn thành công, phải yêu nghề

Thứ Tư 14/07/2010 , 11:04 (GMT+7)

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Thỉnh trao đổi với NNVN về những trăn trở của một cơ sở đào tạo nghề...

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Thỉnh, GĐ Cty TNHH Phú Mỹ Lộc (Long Biên, Hà Nội)

Là người tham gia lập đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), nghệ nhân Nguyễn Tấn Thỉnh, GĐ Cty TNHH Phú Mỹ Lộc (Long Biên, Hà Nội) đã trao đổi với NNVN về những trăn trở của một cơ sở đào tạo nghề. 

Đề án đào tạo nghề cho LĐNT gần như hỗ trợ  từ A-Z cho học viên, vậy mà trong các phát biểu xem ra ông còn rất trăn trở? 

Đúng. Rất nhiều trăn trở là đằng khác. Tôi đã nói rất nhiều vấn đề cốt yếu khi tham gia xây dựng đề án. Vấn đề quan trọng nhất không nằm ở khâu hỗ trợ kinh phí đến tận chân răng cho LĐNT mà cái chính lại nằm ở bản thân họ. Học nghề không phải là chuyện ăn xổi ở thì. Nó đòi hỏi quá trình rèn luyện, niềm đam mê, tâm huyết với nghề. Cho dù mình có hỗ trợ kinh phí đào tạo đầy đủ cho người ta nhưng điều cốt yếu là phải thổi được ngọn lửa đam mê nghề vào họ. Giúp họ nhận ra vai trò cần thiết của nghề bền vững. Có làm được như thế mới tránh thực trạng đáng buồn là học viên đi học chỉ để lấy chế độ còn sau đó thì nghề thầy lại trả cho thầy, tôi đi làm việc khác, bấp bênh nhưng nhiều tiền hơn.  

Điều này ông rút ra được từ thực tiễn tại cơ sở đào tạo nghề của chính mình? 

Từ trước đến nay cơ sở đúc đồng của Cty Phú Mỹ Lộc đã mở không biết bao nhiêu lớp đào tạo nghề cho nông dân nhàn rỗi các địa phương lân cận Hà Nội. Cho dù phía cơ sở đào tạo đã trang bị đầy đủ kiến thức về nghề, hỗ trợ vật tư, nguyên liệu cho họ rồi, vậy mà không ít những trường hợp đến học vì không có việc gì, được vài ba hôm bỏ đi làm thợ nề, chạy xe ôm… 

Nói vậy có nghĩa là khả năng thành công của đề án cũng chỉ 50- 50? 

Không chỉ là 50-50, thậm chí còn 30-70 là đằng khác. Quan điểm của tôi, nhìn qua đề án thì không có lý do gì để LĐNT còn lăn tăn về việc có nên học nghề hay không. Nhưng thực tế, để thay đổi được một quan niệm ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người dân kiểu “ăn xổi ở thì” là điều rất khó. Họ phải hiểu được rằng, đề án đào tạo nghề với mong muốn giúp LĐNT có được một nghề bền vững, lâu dài, thậm chí truyền đến tận đời sau. Chứ hoàn toàn không phải bỏ tiền của ra để giúp họ giải quyết thực trạng không có nghề nghiệp nhất thời.  

Nhưng nông dân có tâm lý, nếu không được hỗ trợ thì không đi học nghề? 

Nhà nước có hỗ trợ hoàn toàn nhưng nếu anh không cố gắng thì cũng hỏng. Tùy đặc trưng từng vùng nên nhu cầu học nghề cũng hết sức đa dạng. Nhưng cho dù học bất cứ nghề gì cũng cần phải có tâm huyết. Tôi vẫn thường nói với học viên ở Cty mình và các cơ sở đào tạo nghề nơi khác rằng “Tiền bạc không mua được nghề, chỉ có quyết tâm học tập mới giúp chúng ta thành công”.

Hi vọng qua đề án, những LĐNT thực sự nắm bắt được cơ hội quá tốt đang đến với mình.  

Là một nghệ nhân thành công đi lên từ lao động học nghề, ông có bí quyết gì có thể chia sẻ với người lao động? 

Cùng chung quan điểm với nghệ nhân Thỉnh, ông Trần Văn Mỹ, PGĐ Trung tâm Đào tạo Vinataba, thuộc TCty thuốc lá Việt Nam cho rằng, LĐNT cần có một cái nhìn chuyên nghiệp và quyết tâm cao khi tham gia các lớp đào tạo nghề.
Bí quyết lớn nhất của tôi là lòng yêu nghề và niềm đam mê học hỏi. Mình phải luôn xem nghề mình chọn là cần câu cơm, là miếng cơm manh áo của bản thân và gia đình. Muốn có được điều đó thì chẳng ai tự dưng mang đến cho cả. Bài học đầu tiên của học viên khi đến Cty tôi tham gia học nghề tôi đều phải khảo sát xem lòng yêu nghề của họ ở mức nào. Đó cũng là tiêu chí để tôi nhận người truyền nghề. Nếu anh không yêu nghề thì chẳng làm được việc gì cả.

Thành thử những học viên nếu nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn tôi có thể hỗ trợ thêm nhiều mặt, còn vì các lý do như chán nản, vất vả thì họ cứ việc nghỉ. Ở sở đào tạo của tôi, dù hơi khắt khe một chút, mỗi khóa học chừng 10 người thì chỉ 5-6 người có thể thành công. Nhưng sự thành công đó là rất bền vững. 

Không có hỗ trợ từ đề án, chúng tôi vẫn dạy nghề, nhưng chỉ là nhỏ lẻ. Cty tôi cũng đã tham gia ký kết một số hợp đồng ngay tại hội nghị giao ban vừa rồi với hi vọng có thể góp phần nhỏ cho đề án thành công.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.