| Hotline: 0983.970.780

Mưu sinh nơi đất khách

Thứ Ba 25/06/2019 , 08:36 (GMT+7)

Mỗi ngày, từ tinh mơ sáng, họ đã có mặt trong các vườn điều, vườn cà phê, vườn tiêu, cặm cụi làm việc, mặc cho những giọt mồ hôi chảy tràn, mặn chát trên môi. Nhọ mặt người, họ mới trở về nơi ở tạm bợ…

Họ là hàng trăm lao động từ các tỉnh miền Tây lên miền Đông làm thời vụ. Vài tháng sau, họ lại trở về quê hương, mang theo một khoản tiền kha khá.
 

Nhọc nhằn

Tôi tình cờ biết họ trong lần vào tham quan vườn điều của gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, ở xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Đó là vợ chồng anh Thạch Vạn và chị Lương Thị Hiền, quê Sóc Trăng. Căn chòi nhỏ được 2 vợ chồng dựng tạm chỉ bằng vài cành cây gỗ tạp với tấm bạt cũ ngay trong vườn điều.

nh-1141356620
Lao động thời vụ từ các tỉnh miền Tây lên Bình Phước làm thuê.

“Sau 1 ngày “bán mặt cho đất”, mệt rũ, nằm xuống là ngủ mê mệt, nên chẳng cần giường cũng ngủ ngon”, anh Vạn phân trần khi thấy ánh mắt ái ngại của tôi nhìn căn chòi.

Theo lời họ kể thì đã nhiều năm nay, cứ sau tết Nguyên đán, anh chị lại gửi con cho ông bà chăm, khăn gói lên Bình Phước tìm việc làm. Tôi hỏi sao không ở quê làm ruộng mà phải lưu lạc lên tận miền Đông?

Anh Vạn cười buồn: “Có ai muốn xa quê, xa con đâu. Nhưng chúng tôi chẳng có mảnh đất cắm dùi nào cả. Hồi trước cũng đi làm thuê dưới quê, nhưng giờ khó khăn rồi, công việc bữa đực bữa cái, không đủ sống. Trên này mấy tháng mùa thu hoạch điều, tiêu, cần nhiều lao động, việc đều nên thu nhập ổn định.

Ở đây người ta trả công mỗi kg điều từ 3.000 đến 4.000 ngàn đồng. Nếu điều trúng, mình làm tốt, họ còn thưởng thêm. Nên chỉ cần chịu khó, sau 3-4 tháng làm ở đây, 2 vợ chồng cũng kiếm được 15-17 triệu mang về”.

Ở khu vườn bên cạnh, một đồng hương của vợ chồng anh Vạn là bà Nguyễn Thị Hiền, cũng đang cần mẫn làm việc, chẳng để ý đến mọi chuyện xung quanh. Miệng nói, đôi tay thoăn thoắt nhặt hững trái điều chín vàng vừa rụng xuống hồi đêm, còn ướt sương, bà Hiền chia sẻ “Từ gần chục năm nay, cứ sau tết là gia đình tôi gồm 2 vợ chồng, 2 đứa con và đứa em ruột từ quê lên đây tìm việc.

Có năm làm điều, có năm hái tiêu, hoặc cạo mủ cao su. Ở dưới quê, thường tới tháng 5 mới có việc làm, nên mấy tháng rảnh rỗi thì đi kiếm việc làm thêm. Lên đây nếu chịu khó làm, mỗi vụ về cũng lận lưng được mớ làm vốn, trang trải cho gia đình”.

nh-2141356982
Từ tinh mơ sáng, họ đã có mặt trong các vườn điều, vườn cà phê, vườn tiêu, cặm cụi làm việc.

Ông Thạch Tấn, quê ở xã Châu Hưng, Thạnh Trị, Sóc Trăng, cho biết: “Quê tôi vẫn là thuần nông, chủ yếu trồng lúa, đa phần người ta chỉ làm 6 tháng mùa mưa còn 6 tháng mùa khô không có việc làm, nên vào mùa khô, nhà nhà đóng cửa đi lên Bình Dương, Bình Phước làm thời vụ, làm thuê cho các chủ vườn.

Nhiều gia đình 4-5 người kéo nhau đi hết, nhà khóa cửa để đó. Thậm chí chẳng cần ai trông coi, vì trong nhà đâu có tài sản quý giá gì mà sợ trộm. Thậm chí nhiều gia đình đi rồi không muốn trở về địa phương.

Một phần lớn các lao động thời vụ là những người không có ruộng. Nhưng do tuổi đã lớn, lại không biết chữ, không có trình độ, nên không đủ tiêu chuẩn làm công nhân. Đành theo con cháu rời quê đi tìm việc làm thuê”.

Chị Nguyễn Thị Phụng, ở Kế Sách, Trà Vinh, kể: “Năm nay điều mất mùa, tiêu cũng chết như ngả rạ, nên việc ít. Một số người lên nhưng không có việc nên đi tiếp đến các vùng khác, có nhóm dắt nhau lên Đắk Nông, Kon Tum, hoặc về Đồng Nai tìm việc.

nh-4141357548
Lũ trẻ hồn nhiên vui chơi khi cha mẹ chúng đang bận thu lượm điều cho các chủ vườn.

Đi làm thời vụ vất vả lắm. Hên thì có chỗ chủ người ta lo cho cái chòi để chui ra chui vô, trú mưa tránh nắng, còn không thì phải tự lo. Khó khăn nhất là làm ở vườn không có sẵn nước sinh hoạt. Nhiều lúc làm cả ngày đã mệt, về lại phải đi rất xa để xách nước về dùng, mệt bở hơi tai”.

Trong khi người lớn đang cặm cụi làm việc, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, thì thấp thoáng dưới gốc điều, cà phê, bóng những đứa trẻ túm tụm chơi đùa, tiếng cười trong trẻo, vô lo liên tục cất lên, phá tan bầu không khí yên tĩnh. Chúng là con em những người làm thuê, được cha mẹ dắt theo. Và dĩ nhiên, ở trong các vườn tiêu, vườn điều, không có trường cho chúng học. Cuộc sống và tương lại của chúng cũng “bấp bênh” như công việc của ba mẹ.
 

May mắn mỉm cười

Mặc dù chẳng phải chủ vườn, nhưng những người làm thuê chúng tôi gặp, có cùng tâm trạng, đó là lo lắng mất mùa. “Nếu nông sản được mùa, không chỉ việc nhiều mà giá nhân công cũng cao hơn. Năm nay điều thất, nên thu nhập giảm đáng kể so với mọi năm”, anh Thạch Vạn nói.

Tìm hiểu qua các chủ vườn nông sản ở Đồng Phú, Bù Đăng, Lộc Ninh, chúng tôi thấy vui khi biết những lao động thời vụ được chủ vườn đánh giá cao. Công việc thu hoạch nông sản chỉ cần co sức khỏe, chịu khó, không đòi hỏi kĩ năng hay trình độ. Những lao động ngoại tỉnh đáp ứng đủ các tiêu chí này. Vì thế, rất được các chủ vườn coi trọng, nhiều năm nay đã trở thành nhân công chính trong vụ thu hoạch.

Là người từng nhiều năm thuê nhân công thời vụ ở miền Tây làm vườn, thu hoạch tiêu, điều, anh Đặng Nguyễn Minh Tuấn, chủ vườn điều ở ấp Thạch Màng, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú cho biết: “Nhân công từ các tỉnh miền Tây lên đều rất chăm chỉ, lại thật thà, chất phác, tôi rất thích, nên mấy năm nay tôi toàn thuê họ.

Nguyên nhân chính là vì họ lên đây chỉ đi làm thuê, khi có chõ làm là họ chí thú làm, còn người địa phương, họ cũng làm chăm chỉ, nhưng nhiều khi chỉ cần nhà có việc xuất, hay thậm chí lười 1 tý là họ nghỉ không báo trước.

Chưa kể, đang làm cho vườn này, nghe chủ vườn khác ới với tiền công cao hơn là họ cũng “sang ngang”, gây khó khăn cho các chủ vườn rất nhiều khi thời vụ thu hoạch chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định”.

Chị Dương Thuý Oanh, quê ở Ba Tri, Bến Tre là một trong số ít những người may mắn khi được gia chủ giúp đỡ. Đưa cả gia đình lên Bình Phước làm thuê từ gần 3 năm nay. Do chịu khó, thật thà, từ một lao động thời vụ, chị Oanh và gia đình được chủ vườn thương, dựng cho một căn nhà khá kiên cố với mái tôn, vách gỗ để ở và trông coi, chăm sóc vườn rẫy.

nh-3141357244
Bữa trưa ăn vội của gia đình chị Dương Thuý Oanh.

Đứa con lớn của chị năm nay lên lớp 1 cũng được chủ vườn hỗ trợ đăng ký tạm trú và được đi học. Em Trần Thị Anh Thư, con chị Oanh, dù mới 7 tuổi nhưng đã biết phụ mẹ trông em, quét dọn nhà cửa và phụ mẹ lượm điều mỗi cuối tuần.

“Mình thấy mình may mắn hơn người ta, được chủ thương nên mình làm hết sức vì chủ, chủ coi mình như con cái trong nhà là mình có phước rồi. Dù hoàn cảnh khó khăn, công việc vất vả nhưng 2 vợ chồng cũng ráng cho con đi học. Để cháu biết những nỗi vất vả và vươn lên trong cuộc sống”, chị Oanh chia sẻ.

“Nhiều năm nay tôi vẫn thuê nhân công người miền Tây. Quý họ ở tính thật thà, chịu khó, không ngại nắng mưa. Và không làm kiểu “nhảy cóc” như nhiều lao động người địa phương. Tiêu, điều, cà phê, cao su, tôi có đủ, cần nhiều nhân công, nên cứ tới mùa, lao động các tỉnh miền Tây lên chưa có việc làm là tôi nhận vào làm, tạo điều kiện cho họ thu nhập ổn định. Nếu ai khó khăn quá, tôi sẵn sàng cho ứng trước tiền công”, ông Nguyễn Lam, một chủ vườn tiêu, điều ở ấp Pa Pếch, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm