| Hotline: 0983.970.780

Mỹ: Cảnh báo sâu đục rễ kháng gen GM

Thứ Sáu 30/12/2011 , 11:39 (GMT+7)

Nguyên nhân được các nhà khoa học lý giải là do nông dân trồng gối vụ liên tục trên cùng một diện tích...

Bọ cánh cứng đẻ trứng nở ra sâu đục rễ
Các nhà khoa học Mỹ vừa cảnh báo, một trong những thành tựu đột phá của nhân loại là phát triển thành công ra giống ngô chuyển gen vừa kháng sâu bệnh, vừa đạt năng suất cao có thể sẽ “hết hiệu lực” do sự xuất hiện của những dịch hại mới có thể “xuyên thủng” thành tựu này.

Theo các chuyên gia, trước mắt, nguồn cung lương thực Mỹ có thể chưa bị đe dọa ngay lập tức do mức độ nguy hiểm vẫn còn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên về mức độ rủi ro tiềm năng trong canh tác là có thật do “vũ khí” chuyển gen có thể đang bị “cùn đi”, mất giảm khả năng kháng bệnh dịch.

Ngô chuyển gen (GM) được công chúng biết đến rầm rộ bắt đầu từ năm 2003, từng được ca ngợi là “giấc mơ của nhà nông” Mỹ bởi năng suất đột phá trong khi không hề phải sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào. Nguyên do là giống này có bản năng tự nhiên tự sản sinh ra các độc tố chống lại bệnh dịch, đặc biệt là côn trùng đục rễ - kẻ thù số 1 của ngô ở khu vực Bắc Mỹ. Ngay sau đó các giống ngô lai này đã nhanh chóng chiếm tới 65% tổng diện tích tại Mỹ do nhu cầu về lương thực, bột ngọt, nhiên liệu và dầu ăn ngày một tăng cao.

Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, nhất là vào vụ hè nạn sâu đục rễ đã bắt đầu gây hại diện tích ngô tại bốn bang miền Trung và đang có dấu hiệu đe dọa thiệt hại khá mạnh. Nguyên nhân được các nhà khoa học lý giải là do nông dân trồng gối vụ liên tục trên cùng một diện tích. Dịch hại nguy hiểm này bắt đầu trên ngô chuyển gen ở 3 bang Illinois, Minnesota và Nebraska và cho đến nay, các chuyên gia vẫn đang trong quá trình truy tìm nguyên nhân vì sao côn trùng đục rễ lại có khả năng kháng được các độc tố chuyển gen.

Theo nhà côn trùng học Kenneth Ostlie, trường Đại học Minnesota, dịch hại côn trùng đục rễ đã gây thiệt hại năng suất trên ngô chuyển gen ở Minnesota từ năm 2009 đến nay vẫn chưa có giải pháp kiểm soát. Nguy hại tới mức dù không có gió bão hoặc chân đất ẩm ướt nhưng ngô vẫn bị bật gốc do bộ rễ bị tổn thương nặng làm cây không đứng nổi.

Thống kê sơ bộ của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nạn côn trùng đục rễ trên ngô tại Mỹ ước tính sẽ gây thiệt hại 30 triệu mẫu (tương đương 120.000 km2) trong vòng hơn 10 năm tới. Nếu không có giải pháp kiểm soát hiệu quả thì nghề trồng ngô ở Mỹ sẽ tổn thất 1 tỷ USD/năm, trong đó gồm 800 triệu USD giảm năng suất và cộng thêm chi phí trị bệnh 200 triệu USD mỗi năm.

Báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) hôm 22/11 vừa qua cũng đã khiển trách đơn vị phát minh ra các giống ngô chuyển gen là Monsanto đã không đưa ra được giải pháp kịp thời để kiểm soát, khống chế được loại dịch bệnh nguy hại này. EPA cũng yêu cầu ngành nông nghiệp cần phải có cách tiếp cận với dịch hại một cách tích cực và mạnh mẽ hơn tại các bang trồng nhiều ngô còn lại gồm Colorado, South Dakota và Wisconsin. Thậm chí nếu cần thiết có thể bắt đầu cho sử dụng cả thuốc trừ sâu để giảm thiệt hại.

Hiện tập đoàn Monsanto vẫn chưa chứng minh được vì sao sâu đục rễ có thể miễn nhiễm được vũ khí chuyển gen. Trong khi đó một số nhà khoa học bày tỏ quan ngại về tính thời điểm cho giải pháp ngăn chặn dịch hại đã quá muộn sẽ gây thiệt hại cho người trồng ngô trong nước hàng tỷ USD mỗi năm.

Chuyên gia côn trùng học Aaron Gassmann, trường Đại học Iowa thì cho rằng, mức độ đề kháng của côn trùng đục rễ đã tăng lên đáng kể tại các mẫu bệnh lấy từ bốn điểm trồng ngô ở bang Iowa - nơi đã sáu năm liên tục trồng cùng một giống. Và qua nghiên cứu cho thấy một số côn trùng đục rễ có thể đẻ trứng trong đất và sinh sôi. Theo ông Gassmann, để hạn chế được dịch này, ngoài việc nông dân gối vụ sản xuất bằng nhiều giống ngô khác nhau thì có thể sử dụng biện pháp hóa học để kiểm soát dịch hại hoặc kết hợp cả hai cách.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất