| Hotline: 0983.970.780

Mỹ Chánh khát

Thứ Ba 05/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Dù chưa phải chịu cảnh hạn hán gay gắt, nhưng gần 1.000 hộ dân ở xã Mỹ Chánh (Phù Mỹ-Bình Định) đã phải sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. 

Tình trạng trên đã là nỗi khổ kéo dài nhiều năm qua của người dân nơi đây.

Gần nhà máy vẫn “khát”

Không chỉ riêng địa phương nào, cả 16 thôn ở xã Mỹ Chánh với hơn 3.300 hộ dân hiện đang vật vã với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Nghiêm trọng nhất là các thôn An Xuyên 1, An Xuyên 2 và An Xuyên 3 với gần 700 hộ dân đang từng ngày chạy đôn chạy đáo mới kiếm đủ nước sinh hoạt cho cả gia đình.

Người dân ở đây cho biết, trong 3 năm gần đây, khi Nhà máy nước sạch Mỹ Chánh bị xuống cấp, hư hỏng nên mất năng lực cung cấp nước cho người dân.

Điều này thật tệ hại, bởi đây là vùng đất nằm cạnh biển nên nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng nên không thể đào giếng, mọi sinh hoạt về nước đều trông chờ vào nhà máy. Khi nhà máy bị “tịt”, để có nước sinh hoạt, người dân ở đây phải đi qua tận xã Cát Minh (Phù Cát) hay qua các xã khác cùng huyện để mua nước giếng về sử dụng.

Ông Dương Công Mót (57 tuổi) ở thôn An Xuyên 1, thở dài: “Nhà nông nhu cầu dùng nước nhiều, nước tắm giặt còn phải đi mua nói gì nước ăn uống. Nước dùng để nấu cơm hàng ngày tui phải qua xã Cát Minh mua 1.000đ/can 20 lít để dùng; còn nước tắm, giặt mua 500đ/can.

Nước mua bằng tiền nên sử dụng cũng rất dè sẻn, chỉ dám tắm nước mặn rồi xối qua vài ca nước ngọt cho khỏi ngứa. Tiết kiệm là thế mà mỗi ngày tui phải đi mua 11 can nước mới đủ cho gia đình dùng cho cả ngày. Đó là nói vào mùa này, đến mùa hè, nhu cầu dùng nước tăng cao nên mỗi ngày phải đi 2-3 chuyến mới đủ dùng”.

Gia đình bà Nguyễn Thị Mai (ở cùng thôn An Xuyên 1), dù có hệ thống ống nước sạch bắc từ Nhà máy nước sạch Mỹ Chánh nhưng đã 3 năm nay không có nước để dùng. Hàng ngày, bà Mai cũng phải đạp xe đi mua nước. “Chẳng có cái cực nào bằng thiếu nước.

Tắm rửa, giặt giũ quần áo đều dùng nước mặn, nước phèn xong rồi mới dùng nước sạch tráng qua. Thậm chí đến nước lau nhà cửa, nước vệ sinh phải dùng nước ruộng. Bệnh đâu thì chưa biết, chứ nước dùng vào các chuyện đó mà cũng phải đi mua thì chỉ có chết”, bà Mai vừa nói nói thở dài.

Trưởng thôn An Xuyên 1, ông Trần Cảnh Triệu, cho biết: “Ba thôn An Xuyên 1, 2, 3 là thiếu nước nghiêm trọng, trong đó riêng thôn An Xuyên 1 với gần 300 hộ nhưng không có một cái giếng nước ngọt nào, bởi nguồn nước ngầm ở đây bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng.

Trong 3 năm qua, hàng năm, tình trạng này kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10, nhưng đỉnh điểm là từ tháng 6 đến tháng 9, đó là khi nguồn nước sông đã cạn kiệt. Có nước dùng là mừng, chứ thật ra nguồn nước sông bị ô nhiễm nặng do chăn nuôi gia cầm ven sông mật đồ dày đặc. Mùa khô năm ngoái, ba thôn An Xuyên 1, 2, 3 khốn khổ vì thiếu nước, huyện Phù Mỹ phải điều xe chở nước sạch về cấp cho bà con”.

“Nhà máy nước sạch xã Mỹ Chánh được đầu tư trên 2,4 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng năm 2004, công suất thiết kế 900m3/ngày đêm, cung cấp nước cho khoảng 3.300 hộ dân thuộc 16 thôn trong xã và hàng trăm hộ dân thôn An Mỹ (xã Mỹ Cát).

Thiết kế là vậy, nhưng thực tế nhà máy chỉ cung cấp cho khoảng 1.500 hộ do thiết kế không đúng kỹ thuật, nhanh chóng xuống cấp. Đến mùa khô hạn là nguồn nước ngầm trên sông La Tinh cạn kiệt, nhà máy chỉ còn hoạt động cầm chừng”, ông Lưu Trọng Đạo, Chủ nhiệm HTX Điện - Nước xã Mỹ Chánh, cho biết.

Chặn sông lấy nước

Toàn xã Mỹ Chánh có hơn 3.300 hộ dân với khoảng 18.000 nhân khẩu, nhu cầu nước sinh hoạt rất lớn. Trong khi đó, tổng số giếng tạm dùng để ăn uống chẳng có là bao nhiêu.

Để có nước sử dụng trong sinh hoạt, chính quyền địa phương đã huy động nguồn vốn xã hội hóa đắp đập Bờ Mun trên sông Cạn, một nhánh của sông La Tinh nhằm giữ mực nước ngầm cho 4 giếng được đóng ngay dưới lòng sông để duy trì hoạt động của nhà máy nước sạch Mỹ Chánh.

07-05-15_3_1
Giếng nước dưới lòng sông Cạn, 1 nhánh của sông La Tinh

Ông Lưu Trọng Đạo, cho biết thêm: Từ năm 2010, khi nguồn nước sông La Tinh cạn kiệt, 3 giếng bơm đặt trước đó khô khốc không còn giọt nước, Trung tâm Nước sinh hoạt – Vệ sinh và môi trường nông thôn Bình Định mới làm thêm giếng thứ 4 để duy trì hoạt động.

Tuy nhiên, do thiếu nước gay gắt nên công suất đưa vào sử dụng chỉ đạt chưa tới 150 m3/ngày đêm. "Mỗi ngày, chúng tôi chỉ xả nước cầm chừng khoảng 2 tiếng phục vụ cho khoảng 600 hộ dân các thôn trong xã, còn hàng ngàn hộ dân vẫn phải mua nước sử dụng”, ông Đạo nói.

 Ông Trần Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh, cho biết: Hiện địa phương đã có kế hoạch đầu tư 50 triệu đồng đắp đập Bờ Mun trên dòng Sông Cạn để tích nước đảm bảo mạch nước ngầm cho Nhà máy hoạt động cầm chừng.

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa khô năm nay. Về lâu dài, địa phương cần hỗ trợ kinh phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà máy nước. Hai năm trước, tổ chức Đông – Tây hội ngộ đã về đây khảo sát để đầu tư xây dựng công trình Nhà máy nước sạch, với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng, đủ cung cấp nước cho cả xã, nhưng mãi đến nay chưa thấy động tĩnh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm