| Hotline: 0983.970.780

Mỹ công bố băng ghi âm về cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng năm 1969

Thứ Ba 07/08/2018 , 07:01 (GMT+7)

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày phi thuyền Apollo 11 đưa con người lên Mặt trăng, Cơ quan Nghiên cứu Hàng không & Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức công bố những cuốn băng ghi âm về cuộc đổ bộ lên hành tinh này, trang tin Iflscience.com (ISC) vừa cập nhật.

09-35-34_1
Phi thuyền Apollo 11 đưa con người lên Mặt trăng năm 1969

Theo ISC, những cuốn băng nói trên ghi lại 19.000 giờ của Apollo 11 làm việc trên Mặt Trăng dài 8 ngày cộng 3 giờ, chính xác hơn là cảnh “hậu trường” của Apollo 11 với sự kiện các phi hành gia Mỹ đổ bộ lên Mặt Trăng.

Trước khi những cuốn băng này được công bố, Trung tâm không gian Johnson (JSC) của NASA đã làm việc với các nhà nghiên cứu ở Đại học Texas ở Dallas để sử dụng máy ghi âm duy nhất còn lại để đọc băng gốc. 170 băng ghi âm đã mô tả những chi tiết đáng kinh ngạc những gì đã xảy ra từng giây một trên Trái Đất và trong không gian với thời lượng dài hơn 19 nghìn giờ.

Theo ông John H.Hansen, cán bộ điều tra chính của dự án, nhờ những cuốn băng còn được giữa lại mới thấy hết nỗ lực của các nhà khoa học, kỹ sư, và các chuyên gia làm việc sau hậu trường chương trình Apollo 11. Phần lớn các cuốn băng là sự im lặng và nội dung các cuộc trao đổi giữa các thành viên phi hành đoàn như Neil Armstrong, Edwin Aldrin và Michael Collins, kể cả những câu chuyện hài, pha trò tế nhị của các phi hành gia.

Cũng theo ông John H. Hansen, việc công bố những cuốn băng nói trên là dựa vào dự án số hóa được bắt đầu từ cuối năm 2013 và kết thúc vào đầu năm nay. Nó dọn đường cho việc kỷ niệm lần thứ 50 của Apollo vào năm 2019 sắp tới và cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho con người trong chương trình khám phá Mặt trăng và sao Hỏa trong tương lai.

Apollo 11 là chuyến bay không gian hạ cánh cùng con người đầu tiên đáp xuống Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969 cùng hai nhà phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong và Buzz Aldrin. Armstrong trở thành người đầu tiên bước chân lên bề mặt của Mặt Trăng, sau đó Armstrong và Aldrin cùng nhau thu thập 21,5 kg đất đá Mặt Trăng để đưa về Trái Đất. Thành viên thứ ba của phi hành đoàn là Michael Collins, lái moduyn điều khiển một mình trên quỹ đạo của Mặt Trăng cho đến khi Armstrong và Aldrin quay về, một ngày trước khi họ phải trỏ về Trái Đất.

Neil Armstrong, người đàn ông đầu tiên đặt chân lên bề mặt của Mặt Trăng

(Theo Iflscience.com- 8/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm