| Hotline: 0983.970.780

Mỹ 'đan lưới' bủa vây Trung Quốc: [Bài 1] Thắt chặt ngoại vi

Thứ Ba 22/09/2020 , 06:10 (GMT+7)

Cả Trung Quốc và Mỹ chưa từng cố từ bỏ 'tình bạn hời hợt' trong các cân nhắc chiến lược và không cố tăng yếu tố 'thù địch'. Nhưng dưới thời Trump thì khác...

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự cuộc họp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, ngày 29/6/2019. Ảnh: Brendan Smialowski.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự cuộc họp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, ngày 29/6/2019. Ảnh: Brendan Smialowski.

Đó là lúc mâu thuẫn Mỹ-Trung bị đẩy mạnh vì siêu toàn cầu hóa bắt đầu bị khuất phục bởi chủ nghĩa siêu dân tộc và cố gắng duy trì sự thống trị của Mỹ trên chính trường thế giới.

Thời gian gần đây, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đã chìm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, thiết lập một chương mới trong mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh mang đặc trưng của sự cạnh tranh và gây hấn ngày càng nhiều.

Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump đã "đan lưới" bủa vây bao quanh Trung Quốc.

Khía cạnh toàn cầu

Chính quyền Trump coi sự hiện diện kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc trên toàn thế giới theo nghĩa của một trò chơi có “tổng bằng 0”. Nghĩa là, nếu Trung Quốc giành được ảnh hưởng trên toàn cầu, thì Hoa Kỳ sẽ phải trả giá.

Đặc biệt, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đã bị Mỹ nghi ngờ. BRI và việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) giúp Trung Quốc kết hợp các mục tiêu kinh tế với địa chính trị.

Ban đầu, phản ứng của chính quyền Trump đối với sáng kiến này khá hạn chế, thậm chí còn có đại diện Mỹ đến Diễn đàn BRI đầu tiên năm 2017. Tuy nhiên, lập trường của Mỹ sớm trở nên cứng rắn. Washington cảnh báo chống lại “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc.

Chính quyền Trump nhanh chóng thúc đẩy ý tưởng về “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” như một phản ứng chính sách phản bác lại BRI. Vào tháng 10/2018, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế (IDFC) đã được ký thành luật để bắt kịp với dòng tiền toàn cầu của Trung Quốc.

IDFC, bắt đầu hoạt động vào tháng 12/2019, ra đời nhằm hỗ trợ và đảm bảo đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ. Tổ chức mới này tiếp quản và mở rộng các nhiệm vụ do Tổ chức Đầu tư Tư nhân Nước ngoài (OPIC) và các bộ phận của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện trước đây.

Tuy nhiên, khối lượng tài chính dự kiến 60 tỷ USD của IDFC vẫn thấp hơn nhiều so với đầu tư BRI của Trung Quốc - ước tính khoảng 340 tỷ USD trong giai đoạn 2014 - 2017.

Châu Phi - “mặt trận mới”

Theo quan điểm của chính quyền Trump, Bắc Kinh đang cố gắng khiến các nước châu Phi phục tùng lợi ích của Trung Quốc thông qua các khoản vay, hối lộ và các thỏa thuận không rõ ràng.

Cựu Cố vấn an ninh quốc gia của Trump, John Bolton, khi còn tại chức, giới thiệu “chiến lược châu Phi mới” vào tháng 12/2018, sau đó cảnh báo chống lại các hoạt động “săn mồi” của Trung Quốc ở Lục địa Đen.

Không lâu trước khi rời nhiệm sở, Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley cố gắng ngăn cản một nhà ngoại giao Trung Quốc được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) tại Hồ Lớn (thuộc châu Phi).

Đã có một số lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng vai trò cụ thể của mình tại LHQ để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Ngoài ra, còn có mối lo ngại chung, rằng Trung Quốc muốn đặt các nhà ngoại giao của mình vào các vị trí lãnh đạo LHQ .

Hơn thế nữa, Bắc Kinh đã mở rộng đáng kể sự tham gia vào các sứ mệnh hòa bình của LHQ, cả về tài chính và nhân sự. Do đó, Hoa Kỳ bắt đầu "chột dạ", xem xét kỹ lưỡng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác.

Bắc Cực – Mối đe dọa an ninh

Hoa Kỳ coi sự hiện diện của Trung Quốc ở Bắc Cực là một mối đe dọa an ninh. Báo cáo của Lầu Năm Góc về chiến lược Bắc Cực được công bố vào tháng 6/2019 coi khu vực này là “vectơ tiềm năng cho một cuộc tấn công vào quê hương Hoa Kỳ”.

Việc triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo ở Bắc Cực sẽ có hai lợi thế cho Trung Quốc. Thứ nhất, các tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc sẽ giảm khả năng bị tổn thương nếu hoạt động được dưới lớp băng dày. Thứ hai, thời gian bay tới các mục tiêu ở lục địa Hoa Kỳ sẽ ngắn hơn đáng kể so với thời gian bay tới các khu vực ở Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, những kịch bản này không có khả năng xảy ra trong ngắn hạn và vẫn mang tính đầu cơ trong thời điểm hiện tại. Các tàu ngầm Trung Quốc có thể sẽ yêu cầu một cơ sở hạ tầng phát triển ở Bắc Cực của Nga.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự của Hoa Kỳ dường như đã tính đến điều này trong các giả định trường hợp xấu nhất của họ. Mặc dù Sách Trắng về Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc không đề cập rõ ràng đến các khía cạnh quân sự, nhưng tầm quan trọng chiến lược của Bắc Cực là một chủ đề quan trọng trong diễn ngôn quân sự của nước này.

Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo, Trung Quốc đã đầu tư gần 90 tỷ USD vào Bắc Cực từ năm 2012 - 2017. Do biến đổi khí hậu và băng ở hai cực tan chảy, khu vực này đang trở nên thú vị đối với Trung Quốc.

Năm 2019, Hoa Kỳ và Trung Quốc kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kể từ đỉnh cao là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon vào năm 1972, dẫn đến việc Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc vào ngày 1/1/1979. Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước được bắt đầu bằng việc “Mở và Cải cách” - do Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào tháng 12/1978.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất