| Hotline: 0983.970.780

Mỹ mong Việt Nam có thể truyền cảm hứng cho Triều Tiên

Thứ Tư 27/02/2019 , 08:56 (GMT+7)

Mối quan hệ Việt - Mỹ là minh chứng cho thấy hai cựu thù có thể khép lại quá khứ bi thương để trở thành đối tác.

Tấm ám phích đặt giữa ngã ba Nghi Tàm - Âu Cơ -Yên Phụ ở Hà Nội trước thềm hội nghị Mỹ - Triều

Trước khi cuộc chiến kết thúc năm 1975, Hà Nội đã phải hứng chịu hàng chục nghìn tấn chất nổ do người Mỹ thả xuống. Cuộc chiến kéo dài gần hai thập niên đã khiến hàng triệu người Việt và hơn 58.000 người Mỹ thiệt mạng. Dù chiến thắng, cơ sở vật chất của Việt Nam bị tàn phá nghiêm trọng bởi hỏa lực Mỹ. Các thành phố đổ nát, chất độc còn lưu lại trên các cánh đồng và rừng, bom mìn chưa nổ nằm rải rác.

Tuy nhiên, hai bên chỉ mất 20 năm để hòa giải. Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam năm 1994 và một năm sau, Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ.

Giờ đây, Việt Nam là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 27-28/2. Một số chuyên gia hy vọng đây là nơi Mỹ và Triều có thể đưa ra cách giải quyết cho căng thẳng đã tồn tại gần 7 thập niên giữa hai bên. Họ cho rằng khi đến Hà Nội, ông Kim Jong-un có thể nhận thấy thành phố này không có sự oán hận với cựu thù Mỹ, theo AP.

Trong khi Bình Nhưỡng vẫn là kẻ thù của Washington 65 năm sau khi Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 chấm dứt bằng hiệp định đình chiến, Việt Nam hiện là đối tác của Mỹ. Thương mại song phương tăng 8.000% trong hai thập niên qua, hàng tỷ USD đầu tư của Mỹ đổ về Việt Nam. Mỹ năm 2016 dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Trong khi cơ quan tuyên truyền của Triều Tiên duy trì những lập luận chống Mỹ thì ở Việt Nam gần như không có sự thù địch.

"Tôi sinh ra sau thời chiến và chỉ được nghe những câu chuyện chiến tranh từ sách hay phim ảnh", Đinh Thanh Huyền, sinh viên 19 tuổi, đang xếp hàng tại một cửa hàng đồ ăn nhanh Mỹ ở Hà Nội, nói. Cô rất vui khi hai nước cựu thù đã khép lại quá khứ. "Chúng ta học hỏi từ lịch sử, chứ không phải để giữ mối hận thù".

Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Hà Nội rằng giữa Mỹ với Việt Nam có "sự phồn vinh và mối quan hệ đối tác từng không thể tưởng tượng nổi".

"Tôi có một thông điệp cho Chủ tịch Kim Jong-un: Tổng thống Trump tin rằng đất nước của bạn có thể đi theo con đường giống như vậy. Việc nắm bắt cơ hội là tùy thuộc vào các bạn", ông nói. "Đây cũng có thể là phép màu của các bạn ở Triều Tiên".

Từ sau hội nghị Trump - Kim đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái tại Singapore, quan hệ Mỹ - Triều đã có một số tiến triển nhỏ giống như cách Việt - Mỹ nỗ lực làm tan băng giai đoạn đầu, bao gồm việc Bình Nhưỡng lần đầu tiên trong hơn một thập niên bàn giao hài cốt của quân nhân Mỹ tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên.

Việc thúc đẩy chương trình hợp tác tìm kiếm tù nhân và người Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA) từng là nền tảng để Việt - Mỹ xích lại gần nhau. Vấn đề này còn tạo ra môi trường để cải thiện quan hệ ở các lĩnh vực khác.

Việt Nam năm 1986 khởi xướng Công cuộc Đổi Mới để thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các cải cách như chấm dứt kiểm soát giá cả và khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân, mở cửa với đầu tư nước ngoài. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Triều Tiên đã thể hiện sự quan tâm đến các cải cách của Việt Nam, với việc cử sinh viên và các phái đoàn chính thức đến tìm hiểu.

Carlyle Thayer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học New South Wales, nhận xét rằng Mỹ mong Triều Tiên có thể thực hiện các cải cách như một phần trong quá trình phi hạt nhân hóa.

Nhưng Thayer và các chuyên gia khác cho rằng không có nhiều khả năng "phép màu" Việt - Mỹ có thể lặp lại vì có những khác biệt trong cách Triều Tiên và Việt Nam hành động sau khi cuộc chiến kết thúc.

Triều Tiên hiện vẫn khép kín với phần còn lại của thế giới trong khi Việt Nam đã chọn cách bỏ lại đằng sau quá khứ bi thương và tiến về phía trước.

Không lâu sau chiến tranh, các nhà báo và các phái đoàn chính thức Mỹ được phép đến Hà Nội, nơi vẫn gặp khó khăn vì những thiệt hại trong chiến tranh. Trang phục duy nhất mà nhiều người Việt thời đó có là bộ đồng phục xanh và chiếc mũ cối.

Người Mỹ nghĩ rằng họ sẽ bị xua đuổi hoặc căm ghét, nhưng họ bất ngờ khi thấy không có sự oán hận từ người Việt, ngay cả những người mất người thân vì bom đạn Mỹ. Các cựu binh Mỹ thậm chí còn được chào đón, họ rơi nước mắt khi ôm lấy những người từng là kẻ thù trong khi ôn lại những câu chuyện từ thời chiến gian khổ.

Việt Nam giờ đây không còn phải đối mặt với mối đe dọa từ Mỹ, trong khi Triều Tiên cảm thấy họ vẫn trong tầm ngắm, khiến việc họ đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân là điều rất khó khăn.

Yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng. "Trong Chiến tranh Việt Nam, Hà Nội vạch rõ sự khác biệt giữa những người dân Mỹ yêu chuộng hòa bình và 'đế quốc Mỹ", ông Thayer nói. "Vì vậy, ngay từ thời đó đã có cơ sở cho sự hòa giải trong tương lai".

Việt - Mỹ sau đó mở cửa cho giao lưu nhân dân giữa hai nước. Nhưng điều đó chưa xảy ra với Triều Tiên. Các thế hệ trẻ em Triều Tiên ngồi trong những lớp học treo những áp phích mô tả người Mỹ với hình ảnh xấu xí.

"Người Việt nhận thấy rằng nhiều người Mỹ và cựu binh Mỹ đã phản đối chiến tranh", Bob Mulholland, cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam nói.

Quan hệ Việt - Mỹ còn được thúc đẩy bởi những người ủng hộ hòa giải bao gồm Thượng nghị sĩ John Kerry và cố thượng nghị sĩ John McCain cũng như các cựu binh khác.

Tại khu phố đi bộ ở Hà Nội, một số người biểu diễn trên đường mang theo lá cờ Mỹ và Triều Tiên. Các thanh thiếu niên Việt Nam giao lưu với những du khách trẻ người Mỹ.

Brian Walker, du khách 28 tuổi từ New York, tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự, nơi có xác một chiếc B-52 bị bắn hạ.

"Đối với nhiều người Mỹ, đây có thể là một đất nước với cuộc chiến đẫm máu mà chúng tôi từng tham gia", Walker nói. "Nhưng khi đến đây, tất cả những gì tôi thấy là những người niềm nở luôn tươi cười, đồ ăn ngon và phong cảnh đẹp".

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm