| Hotline: 0983.970.780

Mỹ tìm cách bảo vệ tiêm kích F-35 trước nguy cơ bị tin tặc khống chế

Thứ Năm 15/11/2018 , 19:30 (GMT+7)

Hệ thống phần mềm phức tạp của tiêm kích F-35 có thể là điểm yếu bị tin tặc khai thác và gây thiệt hại cho quân đội Mỹ.

Tiêm kích F-35A Lightning II thuộc Phi đội Tiêm kích 33 của Mỹ đóng tại căn cứ không quân Eglin, bang Florida. Ảnh: AP.

"F-35 là chiến đấu cơ hoạt động dựa trên phần mềm và bất cứ nền tảng phần mềm nào đều có thể bị tấn công", Defense News ngày 14/11 dẫn lời tướng Stephen Jost, giám đốc Văn phòng Tích hợp F-35 của không quân Mỹ.

Tướng Jost cho biết các chuyên gia phát hiện nhiều điểm yếu cần được khắc phục trong các hệ thống phần mềm của F-35 như Hệ thống Thông tin Hậu cần Tự động (ALIS) và Môi trường Tái lập trình Liên quân (JRE).

Hệ thống ALIS tự động theo dõi tình trạng các bộ phận của máy bay và chỉ mới được sử dụng trên tiêm kích F-35. Trong khi đó, JRE thu thập và cập nhật các đặc điểm về mối đe dọa mới, ví dụ đặc tính của xe tăng đối phương, sau đó tải lên máy bay chiến đấu để các cảm biến nhận diện được mục tiêu. Việc sử dụng các ứng dụng dùng kết nối không dây để đơn giản hóa hoạt động bảo dưỡng F-35 cũng tạo ra lỗ hổng an ninh, tướng Jost cho biết.

Các hệ thống mô phỏng bay tiêm kích F-35 cũng được nối mạng quá nhiều khiến chuyên gia an ninh của quân đội Mỹ lo lắng. Các hệ thống này được lập trình để mô phỏng hoạt động bay giống thật nhất có thể, dữ liệu trên hệ thống mô phỏng gần như hoàn toàn giống với dữ liệu từ tiêm kích F-35 thật, biến chúng thành mục tiêu hấp dẫn của tin tặc.

Hãng sản xuất Lockheed Martin cho biết tiêm kích F-35 gần tương tự một máy tính thông thường kết nối với hệ thống mạng toàn cầu. Hãng này khẳng định "xương sống thông tin" của F-35 hiện tương đối an toàn nhờ bảo mật nhiều lớp, chẳn hạn như yêu cầu về thẩm quyền đặc biệt để nhập dữ liệu mục tiêu cho tiêm kích trước mỗi lần cất cánh, hay phi công phải có mã PIN riêng để khởi động máy bay, khiến tin tặc không thể điều khiển được tiêm kích từ xa.

Tuy nhiên, nếu tin tặc làm tê liệt hệ thống thông tin kết nối với F-35, hiệu suất hoạt động của tiêm kích này sẽ bị ảnh hưởng nặng. Tin tặc có thể làm hệ thống ALIS báo cáo sai về tình trạng phụ tùng trên máy bay hoặc số lượng phụ tùng trong kho chứa, can thiệp vào hệ thống JRE khiến phi công F-35 lầm tưởng đang bay trong vùng an toàn khi giao chiến.

Trong tuần này, các chuyên gia Mỹ sẽ kiểm tra và đưa ra đánh giá ban đầu với khả năng bảo mật của máy tính trên tiêm kích F-35, sau cảnh báo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) hồi tháng 10. Theo báo cáo của GAO, các hệ thống vũ khí quan trọng của Mỹ thường xuyên bị phát hiện có những lỗ hổng nghiêm trọng có thể bị tin tặc lợi dụng để kiểm soát vũ khí trong vòng 9 giây.

"Qua hoạt động thử nghiệm, Bộ Quốc phòng thường xuyên phát hiện các lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm nhưng lại cho rằng hệ thống của họ an toàn khi nhân viên GAO kiểm tra. Một số kết quả thử nghiệm thậm chí không đúng với thực tế. Với các công cụ và kỹ thuật tương đối đơn giản, chuyên viên thử nghiệm của GAO có thể kiểm soát và điều khiển hệ thống vũ khí mà gần như không bị phát hiện", thông cáo của GAO cho biết.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm