| Hotline: 0983.970.780

 Mỹ -Trung đối đầu trên nhiều mặt trận

Thứ Bảy 30/05/2020 , 09:43 (GMT+7)

Chưa bao giờ, quan hệ giữa hai siêu cường được coi là động lực phát triển toàn cầu trong thế kỷ 21 lại lâm vào thế đối đầu toàn diện như hiện nay. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP

Căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Washington và Bắc Kinh ngày một lên cao trên một loạt các vấn đề quan trọng đang làm gia tăng những lo ngại trên trường quốc tế có thể báo trước một sự sụp đổ.

Mọi thứ được bắt nguồn từ “trò chơi đổ lỗi” về nguồn gốc của đại dịch coronavirus hồi đầu năm nay rồi kéo theo những cuộc cãi vã mới về vấn đề thương mại hay gần đây nhất là vấn đề Đài Loan và Hồng Kông.

Giới phân tích quốc tế đã liệt kê một số lĩnh vực chính của cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.

CORONAVIRUS

Một bức tranh trên đường phố mô tả cuộc chiến đổ lỗi coronavirus giữa Washington và Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Một bức tranh trên đường phố mô tả cuộc chiến đổ lỗi coronavirus giữa Washington và Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh thiếu minh bạch về sự lây lan của virus lạ gây viêm phổi (coronavirus) khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, trước khi nó bùng phát thành đại dịch toàn cầu và tấn công nước Mỹ khiến nền kinh tế số một thế giới biến thành ổ dịch lớn nhất và gây ra tổn thất nặng nề.

Ngay sau đó, phía Trung Quốc giận dữ phủ nhận các cáo buộc, đồng thời cảnh báo Washington đang đẩy căng thẳng đến "bờ vực của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".

Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng “chọc giận” Bắc Kinh khi liên tục nhắc đại dịch Covid-19 là "virus Trung Quốc" hay "virus Vũ Hán" và đẩy các thuyết âm mưu cho rằng, con virus này bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

THƯƠNG MẠI

Ông Trump từ lâu vốn đã chẳng hài lòng với vấn đề này kể từ khi tiếp quản Nhà Trắng và sau đó là châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường- điều được ông mô tả là lợi thế thương mại không công bằng của Trung Quốc so với Mỹ, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh không có chuyển biến hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Tranh biếm mô tả cuộc trả đũa 'ăn miếng trả miếng' giữa hai siêu cường. Nguồn: Nepali Times 

Tranh biếm mô tả cuộc trả đũa "ăn miếng trả miếng" giữa hai siêu cường. Nguồn: Nepali Times 

Nhà lãnh đạo Mỹ đã phát động cuộc thương chiến thương vào đầu năm 2018 trong nỗ lực chấm dứt những thỏa thuận mà ông coi là "trái đắng" với Trung Quốc, và tiếp sau đó là các màn trả đũa “ăn miếng trả miếng” đánh thuế leo thang trị giá hàng trăm tỷ đô la nhắm vào hàng hóa của nhau.

Mặc dù đã đạt được thỏa thuận "giai đoạn một" được ký vào tháng 1 năm nay, tuy nhiên hai bên về cơ bản vẫn chưa giải quyết được các tranh chấp thương mại và điều này từng gây ra những chấn động đối với nền kinh tế toàn cầu, trước khi bị coronavirus phủ bóng.

HUAWEI

Tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc Huawei đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch leo thang của Mỹ nhằm cô lập phạm vi ảnh hưởng quốc tế đối với gã khổng lồ công nghệ đa quốc gia mà chủ tịch vốn là một cựu sĩ quan quân đội Trung Hoa Nhậm Chính Phi. Với việc Washington cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ và cảnh báo Bắc Kinh có thể sử dụng các thiết bị của mình như một điệp vụ để theo dõi hệ thống viễn thông toàn cầu.

Đương nhiên Huawei đã bác bỏ các cáo buộc của Washington, nhưng trong động thái mới nhất hồi tuần trước Mỹ đã áp thêm lệnh trừng phạt không cho công ty viễn thông Trung Quốc truy cập vào các thiết kế bán dẫn được phát triển bằng phần mềm và công nghệ Mỹ.

Washington hiện cũng đang tìm mọi cách dẫn độ giám đốc tài chính tập đoàn- con gái của chủ tịch Huawei là bà Mạnh Vãn Chu từ Canada về Mỹ khi từng thành công kéo Ottawa vào cuộc bắt giữ bà Mạnh với vô số tội danh như trốn thuế hay giao dịch ngầm với Iran.

HỒNG KÔNG

Bộ Ngoại giao Mỹ hồi giữa tuần này đã thu hồi quy chế thương mại đặc biệt đối với trung tâm tài chính quốc tế Hồng Kông, với lý do đặc khu “không còn tự trị” bởi quy định an ninh mới mà Bắc Kinh muốn áp dụng với khu vực này.

Hồng Kông đang là tâm điểm của cuộc đối đầu Mỹ- Trung thu hút sự quan tâm của thế giới. Ảnh: AFP 

Hồng Kông đang là tâm điểm của cuộc đối đầu Mỹ- Trung thu hút sự quan tâm của thế giới. Ảnh: AFP 

Động thái này được châm ngòi bởi kế hoạch của đại lục đã được quốc hội Trung Quốc thông qua hôm thứ Năm nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Phía Bắc Kinh thì nói rằng, họ cần phải hành động để đảm bảo luật pháp và trật tự, đồng thời ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài với cái cớ những người biểu tình được sự hậu thuẫn từ thế lực thù địch.

Trong khi đó, nhiều người Hồng Kông và một số chính phủ phương Tây lại coi động thái này là “phá vỡ các quyền tự do” của lãnh thổ và Washington đã tuyên bố sẽ trừng phạt Bắc Kinh về việc này.

NGƯỜI DUY NGÔ NHĨ

Chính quyền của ông Trump đã thẳng thắn chỉ trích về việc Bắc Kinh bắt giữ hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc.

Các nhà hoạt động nhân quyền và nhân chứng đều cho biết, Trung Quốc đang cố cưỡng bức họ bằng cách trừng phạt các hoạt động cơ bản của người Hồi giáo và muốn xóa bỏ văn hóa của họ. Trong khi Bắc Kinh khẳng định, họ chỉ cung cấp các khóa đào tạo hương nghiệp để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan.

Quốc hội Mỹ hôm thứ Tư đã giá tăng thêm áp lực đối với Bắc Kinh khi ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Trung Quốc bị tố cáo tham gia các vụ bắt bớ, tống giam hàng loạt này.

ĐÀI LOAN

Trung Quốc vẫn luôn coi nền dân chủ Đài Loan là một phần lãnh thổ của đại lục và sẽ dần bị đồng hóa vào một ngày nào đó, bằng vũ lực nếu cần thiết.

Đài Loan cũng là chủ đề cực kỳ nhạy cảm trong quan hệ giữa hai cường quốc. Ảnh: AFP

Đài Loan cũng là chủ đề cực kỳ nhạy cảm trong quan hệ giữa hai cường quốc. Ảnh: AFP

Tuy nhiên Washington là đồng minh và nhà cung cấp vũ khí chính cho eo biển Đài Loan (không được quốc tế thừa nhận quan hệ ngoại giao) đã khiến Bắc Kinh nổi giận với bất kỳ hoạt động bán vũ khí hoặc liên lạc cấp cao nào giữa Washington và Đài Bắc.

Bắc Kinh thậm chí đã phản ứng dữ dội vào tuần trước khi ông Pompeo chúc mừng bà Thái Anh Văn tái cử nhiệm kỳ hai trên cương vị người đứng đầu eo biển, và giới chức Trung Quốc mô tả thông điệp của Ngoại trưởng Mỹ là "rất nguy hiểm".

BIỂN ĐÔNG

Mỹ và Trung Quốc cũng đã từng đụng độ ở Biển Đông, tuyến đường thủy giàu tài nguyên cũng là nguồn gốc của các tranh chấp ngày một leo thang trong khu vực.

Đặc biệt là việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo cũng như quân độ nước này bị cáo buộc triển khai tàu chiến, vũ trang tiền đồn và đâm tàu ​​đánh cá nước ngoài bất chấp các phản đối của các nước láng giềng.

Đây cũng là lý do để các tàu hải quân của Mỹ phải thường xuyên thực hiện các cuộc tập trận "tự do hàng hải" trên biển, áp sát những khu vực mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền, đồng thời lên án những hành động khiêu khích từ Bắc Kinh.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.