| Hotline: 0983.970.780

Na dai Bồ Lý khẳng định chỗ đứng

Thứ Tư 20/11/2019 , 08:42 (GMT+7)

Từ một vùng đồi núi trồi sụt, ruộng đất manh mún, bị chia cắt, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã tự vươn lên, biến vùng đất bất lợi về canh tác, thành lợi thế khi mở rộng và phát triển cây ăn quả. 

Và cây na dai đã được lựa chọn. Từ một loại cây “tự sản tự tiêu”, Bồ Lý đã biến na dai thành một đặc sản, một thương hiệu trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”…
 

Từ vùng “đất nghèo” thành “đất giàu”

Trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Tam Đảo chọn Bồ Lý, với sản phẩm na dai đã được thâm canh lâu nay trên đất vườn đồi. HTX Nông nghiệp – Dịch vụ - Thương mại Tam Đảo, đóng trên địa bàn xã Bồ Lý, trở thành “bà đỡ” mát tay cho bà con nông dân ở nhiều thôn trong xã, khuyến khích bà con phát triển có bài bản, có kế hoạch cây na dai.

Mùa thu hoạch na dai ở Bồ Lý.

Đây là giống na dai đã được chọn lựa, thử nghiệm và thử thách sau nhiều năm. Na dai Bồ Lý quả không to, nhưng có mùi thơm đặc trưng, dẻo, ngọt đậm, rất hợp khẩu vị của người tiêu dùng, ngay cả với khách hàng khó tính. Dọc theo đường liên thôn, các hộ thi nhau phát triển trồng na trên đất vườn ven đồi. Cây na ở đây quanh năm mỡ màng, xanh tốt.

Gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa ở thôn Tân Lập có vườn na hơn 1 sào. Na rất xanh tốt. Ông Nghĩa cho biết, na do gia đình tự chăm sóc, thu hoạch. Đến mùa, gia đình ông đều đặn thu hái na mỗi ngày 2 lần. Buổi sáng cỡ 9 giờ. Buổi chiều cỡ 4 giờ. Các thôn trồng na, thương lái đến tận nhà thu mua, không ép giá. Do na dai Bồ Lý có thương hiệu, nên các thương lái rất tin tưởng, mua bán đúng hẹn.

Theo ông Nguyễn Văn Tuyến, trưởng thôn Trại Mái thì nói chung thôn nào cũng có trồng na. Nhưng tập trung nhất là các thôn Ngọc Thụ (Khu 8) Trại Mái (Khu 9) Tân Lập…, riêng thôn Trại Mái diện tích trồng na trên 70 ha. Gia đình ông Tuyến có tới 2 mẫu trồng na dai (20 sào). Trong thôn, những hộ có diện tích nhiều như ông Tuyến, có khoảng 20 hộ.

 Thôn Trại Mái hiện nay có 187 hộ có diện tích trồng na. Bình quân mỗi hộ khoảng 3 sào, sản lượng ổn định. Na thu hoạch lúc chính vụ, có thể bán từ 30- 50.000 đ/kg. Thu hoạch na rộ nhất vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 dương lịch. Cũng theo ông Tuyến, trong xã, diện tích trồng na của thôn Ngọc Thụ được coi là nhiều hơn cả. Khoảng trên 200 hộ có vườn trồng na.

Nhờ cây na dai, Bồ Lý đã biến đất đồi cằn cỗi thành đất vườn màu mỡ, biến “đất nghèo” thành “đất giàu”. Các hộ có vườn đồi, có na dai, mỗi năm thu lợi từ vài trăm triệu đồng đổ lên. Có hộ thu mỗi năm hàng tỷ đồng.
 

Từ con bò sữa, cho ra đời sản phẩm độc đáo

Là một xã miền núi, dân sống dựa vào sườn đồi, có điều kiện chăn nuôi tốt. Bồ Lý cũng là xã có diện tích cỏ tự nhiên và cỏ trồng phát triển, rất thuận lợi cho nuôi gia súc như trâu, bò, dê…Hầu hết các thôn ở Bồ Lý đều nuôi trâu, bò thịt. Riêng một số thôn tập trung nuôi bò sữa, nhiều nhất là thôn Cầu Trang với 30 hộ, hơn 100 con bò sữa, cho sản phẩm đạt chuẩn Quốc gia.

Trong phong trào OCOP do huyện, tỉnh phát động, Bồ Lý đã tham gia nhiều sản phẩm có uy tín, như na dai nói ở trên. Bồ Lý còn tham gia sản phẩm từ sữa bò rất có chất lượng. Trong danh sách đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2019, Bồ Lý đã đăng ký tới 4 sản phẩm, là na dai, bánh sữa Tam Đảo, sữa chua Tam Đảo và sữa chua nếp cẩm Tam Đảo.

Các sản phẩm bánh sữa, sữa chua…đều xuất phát từ nguyên liệu sữa bò tươi. Đây là những mặt hàng còn khá mới lạ. Nhiều nơi có bò sữa, thậm chí đàn bò sữa rất lớn, nhưng sản phẩm chủ yếu chỉ để bán cho các đại lý của Vinamilk, của “Cô gái Hà Lan”, mà không dùng làm nguyên liệu, chế ra sản phẩm riêng của mình.

Người dân Bồ Lý đã biết tận dụng sản phẩm sữa tươi, làm ra sản phẩm từ sữa. Thực ra với các sản phẩm như bánh sữa, sữa chua…không phải là những mặt hàng độc đáo, mới lạ. Tuy nhiên cách chế biến có hương vị riêng của Bồ Lý, đã thu hút được thị trường. Và quan trọng hơn, được thị trường chấp nhận.

Đăng ký sản phẩm của chương trình OCOP, là đòi hỏi một trình độ cao, có sự độc đáo riêng, được sự hài lòng của các khách hàng khó tính. Đó là một thử thách, nhất là đối với người dân một xã miền núi, quen sống với sản phẩm “tự sản tự tiêu”, nay mạnh dạn xông vào một thị trường khó tính. Rất đáng mừng, là bước đầu Bồ Lý đã thành công.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm