| Hotline: 0983.970.780

Năm 2014: Sẽ khởi công 35 công trình giao thông lớn

Thứ Hai 06/01/2014 , 14:22 (GMT+7)

Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2014, ngành giao thông sẽ khởi công 35 công trình và hoàn thành 58 dự án lớn.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2014, ngành giao thông sẽ khởi công 35 công trình và hoàn thành 58 dự án lớn. Riêng các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên sẽ phấn đấu hoàn thành vào năm 2016.


Dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai mới thông xe được hơn 20km đầu

Trong năm 2013, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công 78 và hoàn thành 46 công trình, dự án; trong đó, đã khởi công các dự án trọng điểm như các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, cảng Lạch Huyện, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh...

Về tình hình kết cấu hạ tầng giao thông trong năm 2013, toàn ngành đã nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới được hơn 800 km Quốc lộ, gần 4.000m cầu đường bộ và hơn 1.000m cầu đường sắt; xây dựng mới 20.000 m2 đường lăn, nâng cấp và cải tạo 122.000 m2 đường lăn, sân đỗ máy bay...

Thực hiện Năm kỷ cương, chất lượng, tiến độ công trình giao thông, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, công tác quản lý tiến độ, chất lượng công trình đã có chuyển biến tích cực. Hiện nay, hầu như không còn tình trạng công trình chậm tiến độ. Nhiều dự án, công trình đã hoàn thành vượt tiến độ với chất lượng cao, phát huy được hiệu quả khi đưa vào sử dụng, góp phần giảm tai nạn và ùn tắc giao thông…

Cùng với đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải cũng chú trọng đến công tác bảo trì, bảo dưỡng kể từ khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động năm 2013 đã từng bước xoá bỏ các vị trí điểm đen, vị trí có nguy cơ gây mất an tàn giao thông; triển khai rà soát, xử lý các hư hỏng nền mặt đường tại các vị trí giao cắt giữa đường sắt và Quốc lộ.

Nhằm triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ phấn đấu khởi công 35 công trình và hoàn thành 58 dự án lớn đồng thời sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn vay thương mại ưu đãi và huy động từ các nguồn lực bên ngoài đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ sẽ tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ công trình, đặc biệt các công trình trọng điểm như các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, các dự án đường cao tốc: Nội Bài-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, cầu Nhật Tân, nhà ga hành khách T2-Cảng hàng không Nội Bài…

Ngoài ra, các dự án hạ tầng giao thông quan trọng như: đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, Ninh Bình-Bãi Vọt; Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh... sẽ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

Cùng với việc tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên, Bộ Giao thông vận tải cũng chú trọng đến công tác quản lý chất lượng thông qua việc nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia dự án, tăng cường kiểm tra, kiểm định, kiên quyết xử lý các vi phạm đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công...

(Vietnam+)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm