| Hotline: 0983.970.780

Năm 2017 - năm khó khăn của các nữ lãnh đạo quốc gia trên thế giới

Thứ Sáu 17/02/2017 , 09:03 (GMT+7)

Năm 2017 chắc không thể là một năm yên bình, đầy những ngày đẹp trời, với các nữ lãnh đạo quốc gia trên thế giới. 

Họ vẫn đang giải quyết những công việc bộn bề của đất nước họ, trong khi đang gặp phải và sẽ gặp phải những phản đối dữ dội cùng các bất lợi khác từ trong ngoài nước.
 

Bà Merkel sẽ thua khi tái cử?

Kể từ khi đảng Dân chủ Xã hội (SPD) chọn ông Martin Schulz làm ứng viên tranh chức thủ tướng, đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Thủ tướng Đức Angela Merkel liên tục bị mất điểm.


Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Anh Theresa May (Ảnh: AP)
 

Trong một cuộc thăm dò dư luận được tổ chức do Viện INSA thực hiện, thì cuộc bầu cử tại Đức vào tháng 9 tới sẽ giúp 3 đảng cánh tả giành đủ sự ủng hộ để lật đổ quyền lực của bà Merkel.

Tờ Bild cho biết, với sức mạnh hiện tại, liên minh của các đảng cánh tả có cơ hội gạt bỏ đảng CDU ra khỏi chính quyền Đức. Liên minh nói trên vốn có thể thành lập được chính phủ hồi năm 2013, nhưng đảng SPD lại quyết định không liên minh với đảng Linke. Sau đó, sự ủng hộ của người dân Đức với bộ ba đảng cánh tả dần giảm và chỉ mới được phục hồi gần đây.

Theo cuộc thăm dò mới đây của tổ chức YouGov, 64% người dân Đức muốn một "gương mặt mới" trở thành lãnh đạo nước này trong cuộc bầu cử vào tháng 9 tới. Trong đó, 42% người được hỏi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để bà Merkel rời khỏi vũ đài chính trị, 22% người nói rằng cần có một người khác lên nắm quyền thay bà Merkel.

Cuộc thăm dò này cũng cho thấy chỉ 19% dân Đức tin rằng bà Merkel vẫn còn thích hợp cho vị trí thủ tướng và chỉ còn 8% người Đức nghĩ rằng bà Merkel sẽ là lựa chọn thích hợp để tiếp tục lãnh đạo nước này thêm một nhiệm kỳ nữa.
 

Nữ Thủ tướng Anh bị phản đối dữ dội

Khảo sát được tiến hành bởi ICM, cho thấy dân chúng Anh với đa số rõ rệt đang phản đối quan điểm đàm phán Brexit không khoan nhượng của nữ Thủ tướng Anh Theresa May.

Trong một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ các nỗ lực của chính phủ cho một đàm phán Brexit “cứng rắn” ngày càng bấp bênh, 54% người phản đối quan điểm “cứng rắn” của chính phủ, chỉ 35% công chúng cho biết họ ủng hộ Anh rời khỏi EU mà không cần có một thỏa thuận với các quốc gia khác. Và Anh sau đó sẽ “quay trở lại” với Tổ chức Thương mại (WTO) về thuế quan. Mà việc này đã bị các nghị sĩ và lãnh đạo doanh nghiệp Anh cảnh báo rằng sẽ tàn phá nền kinh tế.
 

“Dấu ấn” nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc

Sau khi vụ bê bối Choi Soon-sil bị phanh phui, và nữ Tổng thống Park Geun-hye bị Tòa án Hiến pháp xét xử luận tội, đảng Thế giới mới rơi vào tình trạng chia rẽ nội bộ sâu sắc, dẫn tới sự chia tách thành hai đảng. Đảng mới có tên gọi là đảng Chính nghĩa, gồm các nghị sĩ rút khỏi đảng Thế giới mới.


Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh Reuters.
 

Trong thời gian qua, đảng Thế giới mới đã xúc tiến đổi tên gọi của đảng để đổi mới hoàn toàn về diện mạo, khắc phục những hậu quả của vụ bê bối chính trị. Tên gọi “đảng Thế giới mới” được coi là một biểu tượng mang dấu ấn đậm nét của Tổng thống Park Geun-hye.

Trước đó, Tổng thống Park đã lãnh đạo đảng Thế giới mới giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, và đảng này thậm chí từng được coi là “đảng Park Geun-hye”. Do Tổng thống Park Geun-hye hiện đang phải đối mặt với vụ luận tội và không thể hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ Tổng thống, đảng này buộc phải xúc tiến đổi tên đảng.

Đảng Thế giới mới hôm 13/2 đã mở cuộc họp lần thứ 15 của Ủy ban thường trực toàn quốc và cuộc họp lần thứ bảy của Ủy ban toàn quốc, thông qua phương án đổi tên thành “đảng Hàn Quốc tự do”, đặt nền móng cho một sự khởi đầu mới. Tên goi tiếng Anh của đảng này là “Liberty Korea Party” (viết tắt là LKP).
 

Nữ lãnh đạo Đài Loan buồn vì tính bất ổn của Tổng thống Mỹ

Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại cách đây vài ngày với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định sự ủng hộ lâu dài của Mỹ đối với chính sách "Một Trung Quốc".

Nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết: "Hai nhà lãnh đạo đã bàn bạc đến một số vấn đề và trong đó Tổng thống Trump đã tán thành yêu cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc tôn trọng chính sách 'Một Trung Quốc'. Hai bên cũng trao đổi lời mời đến thăm quốc gia mỗi bên. Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập “mong chờ những cuộc nói chuyện về những kết quả thành công rực rỡ trong tương lai".

Sự quả quyết vào chính sách Một Trung Quốc có thể xoa dịu mối căng thẳng ngoại giao quan trọng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nổi lên sau khi ông Trump thực hiện điện đàm với người đứng đầu Đài Loan - bà Thái Anh Văn và những phân vân, nghi ngờ của ông Trump về chính sách Một Trung Quốc sau đó.


Bà Thái Anh Văn (Ảnh: www.thetrentonline.com)
 

Cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cân Bình được thực hiện sau gần 3 tuần kể từ khi ông Trump bước vào Nhà Trắng và cũng là sau 18 cuộc trò chuyện của ông Trump với các nguyên thủ trên thế giới, trong đó có Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan (Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ).

Ngay ngày hôm trước của cuộc điện đàm, ông Trump có gửi một bức thư cho ông Tập và bày tỏ ý muốn có một mối quan hệ êm dịu hơn với Trung Quốc. Vị Tổng thống Mỹ cũng cảm ơn ông Tập về bức điện mừng khi ông đắc cử Tổng thống và gửi lời chúc mừng năm mới tới đất nước Trung Quốc. Kể từ khi ông Trump thắng cử, ông Tập đã liên lạc với ông Trump tổng cộng 3 lần, trong đó có 2 điện mừng. Họ đã có cuộc nói chuyện bằng điện thoại vào ngày 14/11, trong đó ông Tập nói rằng hợp tác "là lựa chọn đúng đắn duy nhất".
Cần lưu ý là ông Trump cũng đã từng khiến dư luận “dậy sóng” vì cuộc điện đàm gây tranh cãi của ông với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Cuộc điện đàm được coi là liên lạc đầu tiên giữa một tổng thống hoặc một tổng thống đắc cử Mỹ với lãnh đạo Đài Loan kể từ năm 1979 khi Mỹ công nhận chính sách "Một Trung Quốc".

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm