| Hotline: 0983.970.780

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc để xuất khẩu

Thứ Bảy 07/12/2019 , 18:25 (GMT+7)

Các tỉnh Đông bắc và Khu vực miền Trung Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về gạo, rau quả nhiệt đới. Các tỉnh miền Tây Nam lại có nhu cầu thủy hải sản, sữa.

Cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc thay đổi lớn 

Tại Trung Quốc, tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tầng lớp dân cư, thu nhập khác nhau (có nơi cao như các nước phát triển lên đến 18.000-20.000 USD/người/năm).

Theo dự báo của HSBC, từ năm 2016 đến nay, Trung Quốc đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đầu tư sang tăng trưởng tiêu dùng, dẫn đến cơ cấu NK sẽ thay đổi lớn.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Ảnh: Anh Thắng.

Trong nhóm hàng nông sản phải kể đến gạo, nếu như năm 2018, kim ngạch XK gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 739 triệu USD, chiếm 46,2% thị trường gạo NK của nước này thì tính đến tháng 7 năm 2019 đã giảm xuống chỉ còn 158 triệu USD. Số liệu cho thấy thời gian gần đây, nhu cầu NK gạo của Trung Quốc đang giảm dần, đáng lo ngại là trong các tháng đầu năm 2019 trị giá NK gạo của Trung Quốc chỉ ở mức thấp, trong khi XK đạt gần bằng lượng NK.

Cụ thể, NK gạo của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 850 nghìn tấn, giảm 24,4% so với cùng kỳ, trong khi XK đạt gần bằng lượng NK, đạt 829,9 tấn, tăng 112,4%.

Nguyên nhân được các cơ quan chức năng đưa ra là do kho gạo của Trung Quốc còn tồn, số lượng gạo NK quá lớn mà nhu cầu sử dụng có phần giảm, khiến lượng gạo trong kho không thâm hụt mà tăng lên.

Được biết, kho dự trữ gạo quốc gia của Trung Quốc đang tăng từ 76 triệu tấn mùa vụ năm 2014-2015 lên 113 triệu tấn trong mùa vụ 2018-2019, kéo theo tỷ lệ tồn kho sử dụng.

Để giảm bớt tình trạng này, chính phủ Trung Quốc đang phải XK một lượng lớn gạo cũ sang thị trường Châu Phi, việc này đã được Trung Quốc thực hiện trong năm 2018, tuy nhiên đến những tháng đầu năm 2019, XK sang thị trường này mới tăng mạnh, tất nhiên nhu cầu NK gạo sẽ giảm.

Chúng ta cũng đã xét đến về thị hiếu và tập quán tiêu dùng, nếu như trước đây, phần lớn sản phẩm gạo Trung Quốc NK từ Việt Nam đều là các loại gạo cấp thấp, trung bình để phục vụ chế biến lại, hoặc trộn với các chủng loại gạo của Trung Quốc để làm mới sản phẩm. Tuy nhiên, nhận thức của người tiêu dùng Trung Quốc về gạo Việt Nam hiện đã được thay đổi, theo đó một số chủng loại gạo trắng cao cấp, gạo thơm của Việt Nam được Trung Quốc NK nhiều hơn.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT): Việt Nam là nước có tiềm năng và lợi thế rất lớn về sản xuất lúa gạo, sản lượng lúa cả nước đạt trên 44 - 45 triệu tấn/năm, sản xuất sản phẩm gạo được phân bố 6 vùng kinh tế cơ bản, trong đó 3 vùng lúa quan trọng là ĐBSH (chiếm 17,6% sản lượng), khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (16,1% sản lượng), ĐBSCL có sản lượng lớn nhất chiếm hơn nửa cả nước với 52,8%. Chúng ta cũng đã có những căn chỉnh về thời vụ cùng với đó là các giống lúa cho năng suất cao.

“Hiện nay, Việt Nam có 22 DN được phép XK gạo vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên trong quá trình hoạt động có 2 DN đang tạm ngừng XK do năng lực sản xuất chưa đáp ứng, đây cũng là bài học cho nhiều DN đang từng bước triển khai mở rộng thị trường”, ông Toản cho biết thêm.

Được biết, ngoài những điều kiện bắt buộc như số lượng, danh sách DN được phép XK, Trung Quốc còn yêu cầu thêm đối với DN XK gạo minh bạch quy định về ATVSTP và kiểm dịch thực vật. Tại quy định này, gạo XK sang Trung Quốc cần kiểm dịch thực vật và xông hơi khử trùng để diệt trừ động vật gây hại, giấy chứng thư xông hơi khử trùng đi kèm với chứng thư kiểm dịch thực vật trong bộ chứng từ XK. 

Nhập khẩu 10 tỷ USD sữa và sản phẩm sữa

Ông Hồ Cẩm Tỏa, tham tán Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi có trên 1,4 tỉ dân đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng lương thực cực kỳ lớn. Chúng tôi rất tin tưởng sử dụng gạo có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, bằng chứng rõ ràng nhất Việt Nam là nước XK gạo lớn nhất vào thị trường Trung Quốc, hơn 46,2% thị phần, xếp sau đó là Thái Lan, Pakistan”.

Theo báo cáo Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2016-2025: Dự báo trong vòng 10 năm tới diện tích quy hoạch gieo trồng lúa của Trung Quốc sẽ ổn định và có xu hướng giảm dần, chiếm khoảng 25% tổng diện tích các cây lương thực được trồng, tương đương còn khoảng 29.482 nghìn ha vào năm 2020 và 29.442 nghìn ha và năm 2025 (tức là giảm khoảng 0,3% tổng diện tích trong vòng 10 năm). Tuy nhiên, mặc dù diện tích gieo trồng có xu hướng thu hẹp dần song vẫn đảm bảo duy trì sản lượng.

Lô sữa đầu tiên được DN XK đi Trung Quốc tháng 10/2019. Ảnh: Anh Thắng.

Trong những năm tiếp theo, nếu như DN XK gạo vào thị trường này, cần thêm lưu ý về khả năng tự sản xuất của quốc gia này, nếu như mặt hàng gạo NK có xu hướng giảm, do tổng lượng gạo của Trung Quốc tự sản xuất cơ bản ổn định, dự báo năm 2020 tổng sản lượng gạo của Trung Quốc tự sản xuất sẽ vào khoảng 200 triệu tấn, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng lương thực của người dân.

Đối với chuyển dịch các sản phẩm nông sản XK, ông Tỏa cho biết thêm: Nhu cầu sử dụng sữa trong chế biến, khẩu phần dinh dưỡng của người dân Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh, đây sẽ là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất sữa tại Việt Nam, trong khi sản phẩm này tại Việt Nam đang có chất lượng tốt và được các hiệp hội trên thế giới đánh giá cao. Trung Quốc cũng là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu sữa. Năm 2018, Quốc gia chúng tôi đã NK sữa và sản phẩm sữa từ các nước, với trị giá gần 10 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có thông báo chính thức cho phép NK sản phẩm sữa từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, đồng thời, công bố một số doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp mã NK sữa và sản phẩm từ sữa. Việc Trung Quốc chính thức cho phép NK sản phẩm sữa từ Việt Nam cho thấy ngành sữa của Việt Nam ngày càng phát triển, và được quốc gia đông dân này tin tưởng đánh giá cao.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất