| Hotline: 0983.970.780

Nam Đàn "mạnh tay" với 19 chủ lò gạch

Thứ Tư 13/04/2011 , 10:09 (GMT+7)

Năm 2010, UBND tỉnh Nghệ An đã đưa ra lộ trình xoá bỏ các cơ sở sản xuất nung gạch bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh.

Năm 2010, UBND tỉnh Nghệ An đã đưa ra lộ trình xoá bỏ các cơ sở sản xuất nung gạch bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các địa phương trong tỉnh phải tiến hành rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công do mình quản lý, đồng thời triển khai tuyên truyền, vận động các chủ hộ SXKD lựa chọn hoặc là chuyển đổi nghề hoặc đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Tại huyện Nam Đàn, đến năm 2010, toàn huyện có 40 lò gạch nung thủ công đang hoạt động, tập trung ở các xã Kim Liên, Nam Lĩnh, Hùng Tiến... Với công suất từ 4 - 15 vạn viên/lò, mỗi năm các lò gạch thủ công tại Nam Đàn đã cung ứng ra thị trường trên 5 triệu viên gạch nên việc dỡ bỏ các lò gạch theo quyết định trên làm cho các chủ lò tìm cách đối phó.

Ông Đào Văn Toàn, quê ở Hà Nam vào Hùng Tiến (Nam Đàn) thuê đất dựng lò gạch thủ công tại vùng Cuôi từ năm 2001, mỗi năm lò hoạt động từ 8 - 10 tháng. Trung bình bán ra thị trường khoảng 70 vạn viên gạch/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 25 - 30 lao động tại địa phương. Cũng giống như ông Toàn, khu vực Cuôi có tới 6 chủ lò đều từ các tỉnh phía Bắc vào đây dựng lò gạch làm ăn, nên mỗi khi tất cả các lò đều đốt thì không khí ở xung quanh trở nên rất nặng nề, người dân quanh vùng phải đóng cửa suốt ngày đêm, cây cối, hoa màu xung quanh đều chết rũ. Bởi thế, việc thông báo phải dỡ bỏ toàn bộ số lò gạch tại các địa phương đã làm nhân dân các địa phương rất phấn khởi. Thế nhưng, khi được hỏi về chủ trương chuyển đổi từ lò gạch thủ công sang lò cải tiến nếu không thì phải phá bỏ thì các chủ lò gạch ở đây đều cho rằng, từ chủ trương đến thực tiễn là cả một vấn đề nếu không muốn nói là một thách thức quá lớn đối với họ bởi họ không có vốn nên không đủ sức để chuyển đổi sang công nghệ mới.

Ông Lê Khánh Hoà, Phó chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cho biết: Tháng 10/2010, huyện đã lập đoàn liên ngành đi kiểm tra, mời UBND các xã và chủ lò gạch đến họp và thông báo việc cấm các chủ lò tiếp tục sản xuất gạch mộc. Đồng thời giao cho các xã đến ngày 31/12/2010 phải xoá sổ các lò gạch thủ công trong từng xã. Tại cuộc họp, hầu hết các chủ lò gạch đều nhất trí nhưng xin gia hạn đến hết tháng 2/2011 để họ giải quyết nốt số gạch mộc tồn đọng mới SX sau đợt mưa lũ... UBND huyện đã nhân nhượng, đồng ý gia hạn đến hết tháng 2/2011. Thế nhưng, đến cuối tháng 3/2011 trên địa bàn huyện vẫn còn 19/40 lò gạch không thực hiện cam kết, một số chủ lò cố tình chây ì, kéo dài thời gian để tiếp tục sản xuất. Trước thực trạng trên, UBND huyện đã phải tổ chức lực lượng và phương tiện cưỡng chế tháo dỡ. Riêng các lò đang đốt dở hoặc còn gạch mộc thì cho phép đốt cho đến khi hết nhưng chủ lò phải nộp tiền đặt cọc cho xã (5 triệu đồng). Nếu sau đó chủ lò không tự tháo dỡ, thì xã sẽ dùng tiền đặt cọc trên thuê lực lượng, phương tiện tháo dỡ.

Để tháo gỡ khó khăn cho các chủ lò người địa phương, huyện Nam Đàn cho phép những xã nào có quỹ đất, xa dân cư và các chủ lò có điều kiện tài chính thì được phép chuyển đổi sang xây lò nung liên hoàn kiểu đứng, lò tuynel theo đúng quy định. Những chủ lò không có vốn thì cho phép chuyển cải tạo lại khu vực thuê đất để làm kinh tế trang trại. Phấn đấu đến trước thời điểm lúa trổ (ngày 15/4) sẽ không còn lò gạch đốt thủ công nào trên địa bàn huyện.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.