| Hotline: 0983.970.780

Nam Định được mùa

Thứ Ba 11/06/2013 , 13:17 (GMT+7)

Sau lời khẳng định trên, ông Đỗ Hải Điền, Trưởng phòng Cây trồng, Sở NN-PTNT Nam Định còn cho biết thêm: "Nói về năng suất thì từng loại giống đều cao hơn vụ xuân 2012".

Sau lời khẳng định trên, ông Đỗ Hải Điền, Trưởng phòng Cây trồng, Sở NN-PTNT Nam Định còn cho biết thêm: "Nói về năng suất thì từng loại giống đều cao hơn vụ xuân 2012".

Xuân 2013 là một vụ xuân ấm nên TGST của cây lúa bị ngắn lại từ 7 - 10 ngày, khiến bông nhỏ, hạt ít. Nhưng bù lại, do được chăm bón sớm nên lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhiều, nhánh gọn, nhiều bông. Do dự đoán sát được diễn biến của thời tiết nên ngành nông nghiệp đã chỉ đạo bón phân (đạm, kali) sớm và tăng lượng phân, cụ thể là tăng 20% đạm và từ 10 - 15% kali.

Về cơ cấu giống, vụ xuân 2013 này, chỉ đạo của tỉnh là 50% giống chất lượng cao; 50% còn lại là giống năng suất cao, chủ yếu là lúa lai. Nhưng trên thực tế, nông dân đã cấy giống lúa chất lượng cao vượt tỷ lệ đó rất nhiều, tới 70% cơ cấu giống của toàn tỉnh; chủ yếu là Bắc thơm 7. Nhiều xã, nhất là ở các huyện phía Nam, cấy tới 90% giống lúa này.

Ngoài Bắc thơm 7 còn RVT; TBR45; Thiên Trường 750; Nếp N87, nếp N97. Sở dĩ giống Bắc thơm 7 được nông dân Nam Định rất mặn mà, bởi cơm nấu bằng gạo Bắc thơm 7 rất thơm ngon (không kém gì tám xoan), sản phẩm dễ tiêu thụ, giá cao (hơn các giống thuần khác từ 1,4 - 1,5 lần).

Chi phí cho một đơn vị diện tích Bắc thơm 7 thấp hơn so với các giống khác, khiến cho lợi nhuận của mỗi ha Bắc thơm 7 cao hơn lợi nhuận của mỗi ha các giống lúa khác khá nhiều.

Tuy vậy, hệ số rủi ro khi cấy Bắc thơm 7 rất cao, do sức chống chịu của giống lúa này kém, không chịu được mặn, hạn, úng, lại rất mẫn cảm với rét, mạ mới cấy mà gặp rét đậm, rét hại là chết ngay. Bắc thơm 7 cũng là giống lúa nhiễm đạo ôn và nhiễm rầy nặng. Và tuy sản phẩm có giá trị cao hơn nhưng năng suất của Bắc thơm 7 thường thấp hơn nhiều giống thuần khác.

Chính vì tỷ lệ cấy Bắc thơm 7 và một số giống thuần khác chiếm tới 70% cơ cấu giống của toàn tỉnh, nên đã kéo năng suất bình quân của cả tỉnh xuống. Tuy vậy, con số đó vẫn là 68 tạ/ha.

Xét về từng địa phương thì Giao Thuỷ là huyện đạt năng suất cao nhất: Lúa lai đạt bình quân 81 tạ/ha, Bắc thơm 7 đạt 67,5 ta/ha. Chiếm ưu thế trong cơ cấu giống năng suất cao là những giống lúa lai Nhị ưu 838; Nam Dương 99; Thái Xuyên 111; D.ưu 527; CT 16.


Lúa Bắc thơm 7 ở Nam Định

Trước tình hình cơ cấu giống theo chỉ đạo của tỉnh (50/50) bị phá vỡ, nhất là việc nông dân dành phần lớn diện tích canh tác cho giống Bắc thơm 7, ngành nông nghiệp Nam Định đã kịp thời điều chỉnh sự chỉ đạo của mình: Có quy trình riêng về chăm sóc, về phòng chống sâu bệnh; đặc biệt là phòng chống đạo ôn và rầy cho giống Bắc thơm 7.

Nếu như quy trình chung về chăm bón là tăng đạm và tăng kali, thì tại những trà Bắc thơm 7, lượng đạm lại phải giảm đi. Ngoài phòng chống sâu bệnh bằng biện pháp thâm canh, thì công tác bảo vệ thực vật tại những trà Bắc thơm 7 được tăng cường chỉ đạo một cách quyết liệt ngay từ đầu.

Chính vì thế nên giống lúa được coi là “khó tính” nhất trong các giống lúa thuần này đã “an toàn tuyệt đối” trước các loại sâu bệnh và mọi diễn biến rất phức tạp của một vụ xuân ấm.

Cũng theo tổng kết của ông Đỗ Hải Điền, thì cùng với một vụ xuân bội thu, nông nghiệp Nam Định còn có 4 cái “được”, cũng có thể nói đó là 4 thành công. Thứ nhất là thành công trong chỉ đạo SX và rút ra được những kinh nghiệm rất quý báu trong việc đối phó với một vụ xuân ấm, thời tiết và sâu bệnh diễn biến rất phức tạp.

Cái được thứ hai là giá trị của mỗi đơn vị diện tích canh tác được nâng lên đáng kể. Thành công thứ ba, có thể nói là hệ quả của hai điều trước, là nhờ một vụ xuân an toàn và giá trị của mỗi đơn vị diện tích tăng lên, nên người nông dân thu được hiệu quả cao hơn.

Và thứ tư, do TGST của cây lúa ngắn hơn (từ 7 - 10 ngày) nên vụ xuân kết thúc sớm hơn (mọi năm kết thúc vào 30/6, năm nay kết thúc trước 15/6), nông dân có điều kiện mở rộng các trà mùa sớm để triển khai vụ đông.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất