| Hotline: 0983.970.780

Năm nay nắng nóng sẽ vượt 40 độ C

Thứ Tư 31/03/2010 , 13:46 (GMT+7)

Đỉnh điểm nhiệt độ của nắng nóng năm nay sẽ cao hơn so với mức 40 độ C của năm ngoái.

Bà Nguyễn Lan Châu Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương cho biết, đỉnh điểm nhiệt độ của nắng nóng năm nay sẽ cao hơn so với mức 40 độ C của năm ngoái.

"Những tháng nửa đầu mùa hè (tháng 4-5), các tỉnh từ Bắc Bộ tới Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra các đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài hơn năm 2009", bà Châu cho biết.

Lượng mưa trên phạm vi cả nước dự báo thiếu hụt. Tại Bắc và Trung Bộ, mưa tập trung nhiều từ tháng 6 tới tháng 8. Riêng Tây Nguyên mùa mưa sẽ đến muộn. Các đợt mưa lớn xảy ra trên diện rộng và trong thời gian ngắn.

"Đây chính là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất vào cuối mùa", bà Châu nói.

Lòng sông Hồng khô nẻ dưới chân cầu Vĩnh Tuy ngày 21/2, khi mực nước trên sông này đoạn qua Hà Nội chỉ còn hơn mực nước triều 10 cm

Trong khi đó, hiện tượng El Nino tiếp tục ghi những kỷ lục khắc nghiệt nhất trong lịch sử hơn 100 năm của ngành khí tượng Việt Nam. Tháng 1-3 nền nhiệt trên phạm vi toàn quốc cao hơn so với trung bình nhiều năm, thể hiện rõ nhất là ở phía bắc.

Nắng nóng xảy ra sớm vào đầu tháng 2-3 khiến nhiệt độ miền Bắc cao hơn mức trung bình tới 3 độ C, có nơi lên tới 5 độ. Một số nơi tại Tây Bắc Bộ nhiệt độ trong ngày đạt mức cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, tới 36-37 độ, có nơi trên 39 độ C như Quỳnh Nhai (Sơn La).

Năm 2009, mùa mưa lũ kết thúc sớm (vào tháng 8). Tổng lượng mưa từ tháng 10/2009 đến nay tại Bắc Bộ phổ biến ở mức thấp, hụt 70-90% so với mức trung bình, có nơi hoàn toàn không mưa. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến tình trạng hạn hán, thiếu nước xảy ra nghiêm trọng và kéo dài trên diện rộng.

"Từ tháng 10/2009 tới nay, mực nước ở hệ thống sông Hồng - Thái Bình luôn ở mức thấp kỷ lục từ trước tới nay", bà Châu cho biết.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại các hệ thống sông thuộc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Đặc biệt, do mực nước xuống thấp, tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện sớm hơn khoảng một tháng so với năm 2009.

Hiện nay, tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau… mặn đã xâm nhập sâu hàng chục km. Tại TP HCM, một số nơi vùng ngoại và nội thành cũng đã bị nhiễm mặn, gây thiệt hại lớn cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của người dân.

"El Nino còn hoành hành đến cuối tháng 5. Vì vậy, thời tiết trong những tháng tới vẫn phức tạp, mưa tiếp tục thiếu hụt, nắng nóng xảy ra nhiều và gay gắt, tình trạng thiếu nước ngày càng căng thẳng", bà Châu nhận định.

Phó giám đốc Châu cho biết thêm, thường sau El Nino là hiện tượng La Nina (có tính chất trái ngược). Tuy nhiên, trong năm nay xu hướng này chưa thể hiện rõ.

Năm 2010, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam được dự đoán 6-7 cơn. Năm 2009, biển Đông đã đón nhận 11 cơn bão, trong đó có những cơn bão mạnh quất vào miền Trung và Tây Nguyên như bão Mirinae làm hơn 120 người chết, bão Ketsana làm 174 người chết, thiệt hại vật chất 14.000 tỷ đồng.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm