| Hotline: 0983.970.780

Nạn sử dụng 'thần dược' tung hoành trở lại

Thứ Năm 19/03/2015 , 13:59 (GMT+7)

Qua nhiều năm bị truy quét, nạn buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang có dấu hiệu tung hoành trở lại. Ngay tại Hà Nội, không khó để mua được loại “thần dược” trong chăn nuôi nhập lậu từ Trung Quốc, được quảng cáo là giúp lợn siêu tăng trọng, siêu tạo nạc.

Còn nhớ giữa năm 2013, NNVN từng có loạt bài điều tra về tình trạng buôn bán vắc xin tai xanh nhập lậu từ Trung Quốc được “bán mớ” công khai tại khu vực chợ thuốc thú y đường Trường Chinh (TP Hà Nội). Sau nhiều đợt thanh tra, kiểm tra truy quét của cơ quan chức năng, tình hình buôn bán các sản phẩm thuốc thú y nhập lậu tại đây đã một thời gian yên ắng.

Thế nhưng gần đây, PV liên tục nhận được các nguồn tin đáng tin cậy cho biết, tình hình buôn bán, sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi lại đang có dấu hiệu bùng phát trở lại.


Các đại lí quảng cáo, loại thuốc bột màu trắng mịn này có khả năng rút ngắn thời gian xuất chuồng từ 15-20 ngày, tỉ lệ nạc rất cao nên lò mổ rất thích

Một số chủ trang trại thân tín tại Văn Giang (Hưng Yên) tiết lộ: thời gian gần đây, bên cạnh các chất tạo nạc truyền thống như Salbutamol, Clenbuterol, thị trường “hàng trắng” trong chăn nuôi nổi lên một sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc khác được giới chăn nuôi rỉ tai nhau là “thần dược tăng trọng tạo nạc”.

Sau nhiều ngày điều tra tìm hiểu manh mối, chúng tôi lân la tiếp cận một số đại lí kinh doanh thuốc thú y tại chợ thuốc thú y trên đường Trường Chinh, Hà Nội. Tiếng tăm về một “trùm” phân phối sản phẩm tăng trọng, tạo nạc nhập lậu tại khu vực này phải kể tới chủ hệ thống cửa hàng thuốc thú y có tên XM, án ngữ ngay bên cạnh cổng Cty Thuốc Thú y TW I (số 88 Trường Chinh).

Dò hỏi một số cửa hàng chuyên kinh doanh thuốc thú y cho chó, mèo tại khu vực gần ngã tư Vọng về thuốc tăng trọng cho lợn, hầu hết đều chỉ điểm cho chúng tôi tới đại lí XM này.

Chiều ngày 13/3, trong vai một chủ trang trại cần mua thuốc kích thích tăng trọng cho lợn, chúng tôi tạt vào đại lý XM.

Dường như đã quá cảnh giác với cơ quan chức năng nên khi được hỏi về chất tăng trọng, bà chủ đại lý XM, trạc 40 tuổi, gần như chẳng để ý khách, mặt lạnh tanh hất hàm hỏi: “Mua dùng hay mua cho liên ngành (thanh tra liên ngành, PV) đấy?”.

Sau một hồi tỉnh bơ đóng hàng quẳng lên xe cho khách, đợi khách về, chị ta nhìn tôi một lượt từ đầu tới chân. Dường như thấy bộ dạng nhếch nhác của tôi, bà chủ này hạ giọng bảo: “Ở đây chỉ có men tiêu hóa thôi, không có thuốc kích thích nào cả, 300 nghìn một gói 1 kg, mua thì mua luôn, không xem hàng”.

Tôi gật đầu đồng ý, chị ta chạy tút sâu vào kho hàng tối thui phía trong, lôi ra một bịch màu trắng, nhãn xanh, toàn chữ Trung Quốc loằng ngoằng, không có một dòng hướng dẫn sử dụng nào bằng tiếng Việt rồi nhanh tay cho ngay vào túi nilon màu đen, lấy tiền rồi bảo: “Mấy thứ này không bày bán được. Một gói này về trộn với tỉ lệ 8 tạ thức ăn. Lợn 20 kg trở lên có thể bắt đầu cho ăn, sắp xuất chuồng thì tăng thêm càng tốt”.

Giả bộ thất vọng, tôi gạ hỏi: “Tưởng gì, loại này dạo trước em dùng mãi rồi, lợn ăn vào ngủ nhiều quá, mỡ vẫn còn nhiều. Có loại nào mới không?”.


Bao bì “thần dược tăng trọng” chỉ toàn chữ Trung Quốc

Nghe tôi phàn nàn, chị ta gắt giọng: “Vớ vẩn, thiên hạ người ta toàn dùng loại này rào rào chứ có mỗi ông đâu. Loại này là nhất rồi, đảm bảo siêu tăng trọng, siêu nạc luôn, hàng Tàu xịn chứ mấy loại men tăng tiêu hóa nội thì ăn thua quái gì…!”.

Đặt vấn đề nhà vừa chăn nuôi vừa có cửa hàng bán thức ăn và thuốc thú y nên cần mua thêm một ít về bán, chị này cho biết nếu muốn lấy nhiều thì phải gọi trước.

Tôi nói khó nhà tận Hưng Yên, đi lại mất công, chị này bốc điện thoại gọi cho ai đó, đoạn chỉ tôi sang một cửa hàng khác cách đó 3-4 đại lí.

Lần này, một người đàn ông giọng khàn đục cũng chui tận vào gian hàng tối om phía trong, lôi ra một gói y hệt như mẫu hàng của đại lí XM vừa mới bán cho chúng tôi, nhưng anh ta lại hét với giá tới 500 nghìn đồng/gói 1kg, và hướng dẫn sử dụng một nẻo khác: “Ông cứ trộn một gói này với 1 tấn thức ăn, lợn từ 25 đến 30 kg thì bắt đầu thúc là đẹp”.

- Cho ăn liên tục tới lúc xuất chuồng có làm sao không? - tôi hỏi.

- Chẳng sao cả, cứ cho ăn liên tục tới lúc xuất chuồng. Đảm bảo bung đùi, nở mông, nạc sát da. Bọn lò mổ còn rất khoái nữa.

Ôm 2 gói “thần dược” vừa mua được, tôi tìm tới một số đơn vị biên dịch tiếng Trung Quốc có uy tín tại Hà Nội. Kết quả, trên bao bì của sản phẩm này cho biết đây là một loại thuốc kích thích sinh trưởng vật nuôi, được SX tại một NM tại TP Vô Tích, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).

Trên bao bì cũng ghi những thông tin quảng cáo rất kêu như: Sản phẩm số 1 với giá trị sáng tạo khoa học kỹ thuật; thành phần chính là Cysteamine Hydrochloride; sản phẩm có tác dụng thúc đẩy hoóc môn sinh trưởng, nâng cao khả năng miễn dịch đường tiêu hóa, giảm thiểu khả năng bệnh tật; tăng bài tiết dịch tiêu hóa và hiệu quả hấp thu protein, chất béo…; tăng tốc sinh trưởng và trọng lượng cơ thể vật nuôi theo từng ngày đối với nhiều loại vật nuôi, bao gồm cả lợn, gia cầm, bò, dê và cả thủy sản. Mở bao bì ra, chúng tôi thấy “thần dược” này có dạng bột màu trắng mịn.

Về liều lượng sử dụng đối với lợn, trên bao bì của sản phẩm này cho biết: Đối với lợn sữa trộn theo tỉ lệ 150-250g/tấn thức ăn; lợn trưởng thành từ 200-350g/tấn thức ăn. Trong khi đó, cứ như khuyến cáo của các chủ đại lí bán “thần dược” này thì 1 kg chỉ trộn được 800 kg đến 1 tấn thức ăn, cao gấp 4-5 lần so với hướng dẫn ghi trên bao bì.

Sản phẩm “thần dược” tăng trọng, tạo nạc nhập lậu này độc hại ra sao, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong số báo tiếp theo. (Còn nữa)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm