| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao năng suất, chất lượng trái cây

Thứ Hai 19/11/2012 , 12:03 (GMT+7)

Muốn vườn cây ăn trái vừa đạt năng suất vừa đạt chất lượng cần phối hợp nhiều biện pháp canh tác như quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, BVTV, tỉa cành tạo tán, trong đó biện pháp quản lý dinh dưỡng là quan trọng nhất.

(Diễn giả: PGS.TS Trần Văn Hậu, ĐH Cần Thơ; TS Nguyễn Văn Hòa, Viện Cây ăn quả miền Nam; KS Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền)

CẦN BÓN PHÂN ĐÚNG, ĐỦ

Muốn vườn cây ăn trái vừa đạt năng suất vừa đạt chất lượng cần phối hợp nhiều biện pháp canh tác như quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, BVTV, tỉa cành tạo tán, trong đó biện pháp quản lý dinh dưỡng là quan trọng nhất.

Cây ăn trái có 3 thời kỳ cần bón phân: Thời kỳ sau thu hoạch, thời kỳ chuẩn bị ra hoa và thời kỳ phát triển trái. Nếu không hiểu rõ bản chất của từng thời kỳ thì khó mà bón đúng, bón đủ phân bón cho vườn cây ăn trái của mình.

Thời kỳ sau thu hoạch: Việc bón phân vào thời kỳ này rất quan trọng vì nếu không thì cây không đủ dinh dưỡng để hồi phục. Năng suất trái cây phụ thuộc vào hiệu quả quang hợp, nên cần phải nhanh chóng cho cây ra nhiều đọt non, nhiều lá. Nếu vườn cây bình thường thì sử dụng tỷ lệ NPK 1:1:1, nếu vườn sinh trưởng kém, vườn vừa cho năng suất cao thì có thể sử dụng tỷ lệ NPK: 2:1:1 hoặc 3:1:1. Lượng phân bón ở giai đoạn này thường căn cứ vào đặc điểm của cây và năng suất trái vừa thu hoạch, nếu năng suất càng cao thì lượng bón phải càng nhiều.

Thời kỳ chuẩn bị ra hoa: Lúc này cây dinh dưỡng để lá và đọt vừa ra thành thục, tạo mầm hoa nên cần giảm tỷ lệ N mà tăng P hoặc K.

Thời kỳ phát triển trái: Thời kỳ này dài hay ngắn tùy cậy nhưng có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ:

+ Giai đoạn sau đậu trái: Thường trong khoảng 1 tháng đầu sau đậu trái, lúc này trái lớn rất chậm nên không cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể thiếu vì nếu thiếu sẽ dễ gây rụng trái. Nếu có điều kiện nên sử dụng phân bón lá kết hợp với phân bón gốc có tỷ lệ NPK: 1:1:1.

+ Giai đoạn trái phát triển nhanh: Lúc này trái cây sẽ lớn rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng. Với những cây có trái ra tận đầu cùng của cành như nhãn, chôm chôm, xoài thì nên sử dụng tỷ lệ NPK: 1:1:1. Với những cây có quả nơi nách lá, cành, thân như cây có múi (bưởi, cam, quýt), mít, sầu riêng, dâu… thì cần hạn chế cây sinh đọt và lá mới nên cần tăng tỷ lệ K lên NPK: 2:2:3. Với những cây có giai đoạn sinh trưởng này ngắn (như nhãn) thì có thể chỉ bón 1 lần nhưng những cây có thời gian giai đoạn này dài như cây có múi thì cần chia làm 2-3 lần bón.

Thời kỳ trái trưởng thành,,chín: Lúc này trái cây đã lớn hết cỡ và bước vào giai đoạn thành thục, chín, cây cần bón đủ K thì mới có mẫu mã trái đẹp, chất lượng. Tỷ lệ NPK lúc này thường là 1:1:2.

LƯU Ý THÊM VỀ CÂY RA HOA NGHỊCH VỤ

Nếu để cây ra hoa tự nhiên thì hoa ra không tập trung, năng suất thấp nên cây duy trì được sức khỏe bình thường, còn nếu cho ra hoa sớm thì hoa sẽ ra đồng loạt, đậu nhiều nên dễ gây hiện tượng suy kiệt do phải mang trái nhiều quá sức của cây. Bởi vậy câu hỏi đầu tiên nhà vườn phải trả lời là dự định bắt cây cho bao nhiêu quả để trên cơ sở đó mà xác định chính xác liều lượng kích thích, tránh hiện tượng hoa ra quá nhiều làm cho cây yếu đi. Việc xác định đó cũng sẽ đảm bảo cho việc bón phục hồi sau thu hoạch được đầy đủ.

Sau khi đậu trái thì công việc tiếp theo là phải tỉa trái, tỉa sao cho số lượng quả để lại vừa với sức nuôi dưỡng của cây, nên tỉa trái làm 2 lần chỉ sao cho có năng suất và chất lượng cao nhất.

Nhiều nhà vườn cho rằng trái cây ra nghịch vụ thường bị sượng có nguyên nhân từ phân bón. Trái cây bị sượng là do quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng về nuôi trái không đồng đều mà lý do là bởi cây bị ra đọt, lá mới. Để tránh hiện tượng này cần thiết phải không được bón dư thừa phân đạm và quản lý nước hợp lý, không để ướt (mưa phải dùng bạt che gốc) và cũng không bị khô quá. Tỷ lệ NPK cũng phụ thuộc vào loại cây, ví dụ như với nhãn xoài có thể dùng tỷ lệ 1:1:1 nhưng với sầu riêng nên sử dụng tỷ lệ NPK: 2:2:3 và bổ sung thêm KNO3 phun lá.

ĐỂ SỬ DỤNG PHÂN BÓN CÓ HIỆU QUẢ

Khi bón cho cây ăn trái có 2 dinh dưỡng bị mất nhiều nhất là lân và đạm. Lân thì bị keo đất giữ chặt và chuyển thành dạng khó tiêu, còn đạm thì biến thành NH3 bốc hơi. Do thất thoát nên hiệu quả sử dụng phân bón trên cây ăn trái thường chỉ đạt 25 - 35%.

Để hạn chế thất thoát, các nhà nông hóa Hoa Kỳ đã sáng chế nên 2 phụ gia là Agrotain và Avail. Agrotain ức chế hoạt động men Ureaza nên giảm thất thoát do bay hơi 35%, Avail ngăn không cho hạt lân tác dụng với các ion Al, Fe nên 50% lân không chuyển thành dạng khó tiêu.

Ứng dụng thành tựu khoa học trên, Cty Phân bón Bình Điền đã SX thành công Đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ và Lân DAP Đầu trâu 46P+. Cả 2 loại phân này đều là phân Urea (có N = 46%) và DAP (N: 18% và P2O5: 46%) chính hiệu, do hạn chế được thất thoát từ 25 - 35% nên chỉ đóng bao 35 kg nhưng giá trị dinh dưỡng bằng với loại bao 50 kg thông thường.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm