| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao nhận thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư

Thứ Bảy 31/08/2019 , 09:10 (GMT+7)

Công tác tập huấn “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (gọi tắt là Đề án 1002) đã được triển khai tại Hà Tĩnh từ năm 2014.

11-02-13_1
Giáo viên hướng dẫn người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà các giải pháp ứng phó khi có bão.

Tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng tránh, ứng phó với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh như: Bão, lũ, giông sét, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét… là những nội dung chính Văn phòng Thường trực BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã tập huấn cho gần 7.000 cán bộ cấp xã, thôn và đại diện các hộ gia đình.

Ông Ngô Đức Hợi, Chánh văn phòng Ban chỉ huy (BCH) phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh cho hay, công tác tập huấn “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (gọi tắt là Đề án 1002) đã được triển khai tại Hà Tĩnh từ năm 2014.

Kể từ đó đến nay mỗi năm Văn phòng tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra cho hàng nghìn lượt người, từ cán bộ cốt cán cấp huyện, xã, thôn xóm cho đến người dân, các lực lượng xung kích và giáo viên, học sinh các trường tiểu học.

“Năm 2019 chúng tôi sẽ tiếp tục tập huấn cho 2.296 người của 40 lớp/20 xã. Đối tượng chính là cán bộ xã; bí thư, thôn trưởng và đại diện người dân tại các vùng chịu rủi ro cao khi thiên tai xảy ra. Hiện đã có 4 xã hoàn thành các nội dung tập huấn, phấn đấu đến tháng 10/2019 sẽ triển khai xong ở những xã còn lại”, ông Hợi nói.

Về nội dung tập huấn, mỗi đối tượng giáo viên sẽ soạn thảo một bài giảng riêng, mục đích cuối cùng là nâng cao sự chủ động ứng phó thiên tai cho cộng đồng. Cụ thể, đối với cán bộ cấp xã, hướng dẫn cách xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 5 năm theo quy định Luật Phòng chống thiên tai sát với tình hình thực tế ở các địa phương.

11-02-13_2
Mục đích tập huấn là nâng cao sự chủ động ứng phó thiên tai cho các tầng lớp nhân dân.

Bà Nguyễn Thị Vân, thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà cho hay, trước đây bà đã nghe báo đài tuyên truyền nhiều về cách phòng tránh khi bão đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, gia đình bà ở gần biển nhưng lại không hành nghề đi biển nên bà không có kinh nghiệm tránh bão như các hộ dân khác. Ngày 22/9 bà tham gia lớp tập huấn Đề án 1002 xong thì nắm được cách nhận định thời tiết bất lợi; những việc gì nên làm, không nên làm trước, trong và sau bão để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Đánh giá về tính hiệu quả của Đề án 1002, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc nhấn mạnh: “Việc tổ chức các lớp tập huấn phòng chống thiên tai đóng vai trò hết sức quan trọng giúp chính quyền địa phương và người dân tiếp cận được các quy định mới của Luật phòng chống thiên tai. Đồng thời, cảnh báo về tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng cũng như cách áp dụng hiệu quả phương án “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn”.

(Kiến thức gia đình số 35)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.