| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao vai trò chủ thể của người dân

Thứ Tư 05/12/2018 , 08:01 (GMT+7)

Nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thông mới (NTM), huyện An Biên (Kiên Giang) đã quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành từ huyện đến xã.

Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho xây dựng NTM, đồng thời góp phần nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện xây dựng NTM, cũng như trong các hoạt động khác ở cơ sở.
 

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở hầu hết các xã phát triển nhanh, nổi bật là hệ thống đường giao thông trục xã, trục ấp, điện sinh hoạt, trường học, cơ sở vật chất văn hóa… ngày càng hoàn thiện, tạo đà cho sự phát triển chung của huyện.

11-42-58_1mo_hinh_nuoi_tom_cong_nghe_co_trong_ho_noi_dng_duoc_trien_khi_ti_huyen_n_bien_rt_hieu_qu_nng_co_thu_nhp
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong hồ nổi tại huyện An Biên

Ông Ngô Trấn Hỷ, Trưởng phòng NN-PTNT, Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM huyện An Biên cho biết, phát triển giao thông nông thôn được huyện xác định là khâu quan trọng, đáp ứng nhu cầu bức xúc của người dân và được trú trọng đầu tư, người dân đồng thuận và tự nguyện thực hiện.

Lãnh đạo huyện và các xã luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng giao thông nông thôn, tranh thủ tốt các nguồn lực để triển khai thực hiện. Đến nay, có 8/8 xã của huyện có đường nhựa hoặc bê tông về tới trung tâm xã. Đối với đường trục ấp, có 4/8 xã đã đạt chuẩn. Tuy nhiên, đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa mới chỉ có 2/8 xã đạt chuẩn do nhu cầu vốn lớn mà nguồn phân bổ chỉ đáp ứng được một phần. Đến nay, huyện có 2 xã đạt chuẩn về tiêu chí giao thông là Tây Yên A và Đông Yên.

Về thủy lợi, trong những năm qua luân được huyện quan tâm đầu tư thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, đến nay trên địa bàn huyện hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tỷ lệ cống đập và trạm bơm kiên cố còn ít so với nhu cầu. Trong giai đoạn 2016-2018, toàn huyện đã thi công 105 công trình, với chiều dài là hơn 248km, đầu tư 27 trạm bơm điện phục vụ cho 2.448ha sản xuất nông nghiệp. Đến nay toàn huyện có 7/8 xã đạt chuẩn về thủy lợi.

Hệ thống điện trên toàn huyện đến nay đã đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành quy định và trên 99,2% hộ dân được sử dụng thường xuyên an toàn. Hiện toàn huyện có 8/8 xã đạt chuẩn về tiêu chí điện.

Huyện đã tập trung huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để thực hiện chương trình thiết thực, hiệu quả. Giai đoạn 2016-2018, ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện là gần 30 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 20,7 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 1,9 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện cũng đã mạnh dạn kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, huy động vốn từ các nhà tài trợ; đồng thời có sự lồng ghép nhiều chương trình, dự án như: các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, xây dựng chợ, các công trình phục vụ văn hóa - xã hội, trường học, y tế…
 

Nâng cao thu nhập

Các ngành, các cấp đang tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Bên cạnh đó, tiếp tục vận động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện để thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa… giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát để đạt chuẩn theo quy định.

11-42-58_2nuoi_lun_cnh_tom_-_lu_l_the_mnh_trong_sn_xut_cu_huyen_n_bien_voi_doi_tuong_nuoi_gom_tom_su_the_chn_trng_v_cng_xnh_2
Nuôi luân canh tôm - lúa là thế mạnh của huyện An Biên

“Xây dựng NTM trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống chính trị và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình. Phải làm cho người dân xác định chính họ là chủ thể xây dựng NTM thì chương trình mới thật sự thành công.
Việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xây dựng NTM phải đảm bảo thật sự dân chủ, người dân được tham gia, bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư để đảm bảo công khai, minh bạch”, ông Trần Hoàng Mẫn, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện An Biên.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển gắn với nhiều thành quả đạt được từ thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Các ngành chuyên môn phối hợp với các xã tập trung chỉ đạo, thực hiện việc chuyển đổi, áp dụng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với hợp đồng tiêu thụ nông sản, nhằm gia tăng giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.

Qua từng năm, thu nhập bình quân đầu người của huyện đều tăng. Nếu như năm 2016, thu nhập bình quân đầu người là 32 triệu đồng thì đến năm 2017 đã tăng lên 35 triệu đồng/người/năm. Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ đạt mức bình quân 41 triệu đồng/người/năm và có 5/8 xã đạt tiêu chí này.

Những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền đã tích cực thực hiện Chương trình giảm nghèo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng được đầu tư; đời sống người nghèo được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo từ 16,55% năm 2016 giảm xuống còn 12,68% năm 2017.

Về lao động có việc làm, đến nay có 7/8 xã đạt chuẩn, với tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên từ 90% trở lên so với tổng dân số trong độ tuổi lao động.

Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM đạt được những kết quả quan trọng; đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, kết cấu hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ; lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần… Quốc phòng được giữ vững, an ninh ở nông thôn được củng cố, từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
 

Tổ chức sản xuất hiệu quả

Theo ông Ngô Trấn Hủy, từ năm 2016 đến nay, huyện đã thành lập mới 6 hợp tác xã , nâng tổng số toàn huyện lên 17 hợp tác xã nông nghiệp, với 1.265 thành viên, diện tích canh tác là 1.910 ha. Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện đã chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với các xã, thị trấn củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, Tổ hợp tác hiện có, kiện toàn lại các hợp tác xã hoạt động yếu, kém… Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý phát triển hợp tác xã thực hiện liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trong những vùng nguyên liệu lúa - tôm, nhằm tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân.

Công tác quản lý tài nguyên, môi trường luôn được quan tâm thực hiện; tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường… Chỉ đạo các xã thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước hợp vệ sinh, xóa cầu tạm, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, xây dựng hố rác hộ gia đình, hộ chăn nuôi có chuồng trại cần xây dựng các hầm biogas, các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm cần thực hành sản xuất an toàn theo quy định. Từ đó, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc sản xuất thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, hướng tới nền sản xuất nông nhiệp an toàn và bền vững.

Tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện nâng cao chất lượng 19 tiêu chí theo chuẩn mới ở xã NTM Tây Yên A nhằm đảm bảo tính bền vững của các tiêu chí. Phấn đấu năm 2019 xã Đông Yên đạt chuẩn xây dựng NTM, năm 2020 là 2 xã Đông Thái và Tây Yên hoàn thành, các xã còn lại đạt từ 1-2 tiêu chí trở lên và đến năm 2020 phải đạt từ 80% tiêu chí xây dựng NTM. Nâng cao thu nhập người dân nông thôn, với mức thu nhập bình quân năm 2019 là 45 triệu đồng và đến năm 2020 là 50 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3% trở lên theo tiêu chí mới; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề đạt 65%, giải quyết việc làm cho 90% lao động nông thôn trong độ tuổi lao động…

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm