| Hotline: 0983.970.780

Nâng cấp thủy lợi, cơ cấu lại giống cây trồng

Thứ Năm 04/04/2019 , 13:10 (GMT+7)

Vụ đông xuân 2018-2019, toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế gieo cấy 28.687 ha lúa, đến nay lúa đông xuân chính vụ đã trổ khoảng 11.500 ha, còn lại đang giai đoạn làm đòng, chuẩn bị trổ, đẻ nhánh.

11-07-24_dien_tich_lu_dng_tro_tren_di_bn_phong_dien

Theo Sở NN- PTNT tỉnh này, do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng trên diện rộng, kéo dài với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, bốc hơi nhanh. Từ đầu năm đến nay, hầu như không có mưa, nhiệt độ trung bình tháng 2 cao hơn trung bình nhiều năm từ 3,2-3,5 độ C và dao động từ 24-25 độ C ở vùng đồng bằng; Nam Đông, A Lưới từ 21-22 độ C. Dự báo, nắng nóng còn xảy ra nhiều đợt từ nay đến tháng 9/2019, mưa lũ chính vụ sẽ đến muộn hơn.

Theo dự báo, đến cuối vụ diện tích có khả năng bị hạn sẽ tăng lên 3.000 ha tập trung ở các vùng không có công trình thủy lợi hoặc không chủ động được nguồn nước. Trước mắt, trạm thủy nông huyện huy động các trạm bơm dầu ở các hồ chứa hoạt động để đảm bảo điều tiết đưa nguồn nước về các vùng hạn nặng; đối với các vùng hạn hán ở cuối kênh, hướng dẫn người dân lấy nước phù hợp, tránh tình trạng xung đột nguồn nước, ảnh hưởng SX.

Giải pháp căn cơ để ứng phó hạn hán, xâm nhiễm mặn là tiến hành nạo vét các sông, hói, lòng hồ, kênh mương chính dẫn nước, vớt bèo để khơi thông dòng chảy các sông... Tuy nhiên, các công trình thủy lợi ở một số địa phương do đã xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp nghiêm trọng như TX Hương Trà, các huyện Nam Đông, A Lưới…

Bên cạnh các diện tích lúa không có đủ nguồn nước thì sinh vật gây hại lúa cũng phát triển mạnh. Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, chuột đang gây hại trên diện rộng mặc dù địa phương đã tích cực chỉ đạo diệt chuột.

Chưa hết, sâu cuốn lá diện tích nhiễm trên 1.263 ha, mật độ 10-20 con/m2, nơi cao từ 40-50 con/m2; rầy nâu, rầy lưng trắng nhiễm 10,5 ha với mật độ từ 300-500 con/m2, nơi cao từ 1.000-3.000 con/m2, cục bộ có nơi trên 10.000 con/m2; bệnh khô vằn cũng có 2.865 ha nhiễm bệnh.

Qua đó, giải pháp ưu tiên là đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi từ nhiều nguồn kinh phí và nguồn xã hội hóa. Lồng ghép chương trình chủ nhật xanh với việc khơi thông hệ thống thủy lợi, cống, vớt bèo dọc các tuyến sông, kênh mương. Về lâu dài, rà soát những diện tích bị hạn nặng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các mô hình SX thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các diện tích không đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy lúa vụ HT năm 2019 và các năm tiếp theo.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.