| Hotline: 0983.970.780

Nâng chất lượng đàn trâu Bắc Giang

Thứ Ba 12/12/2017 , 15:05 (GMT+7)

Tận dụng diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng rãi, lúa chỉ cấy một vụ rồi bỏ trống nên gia đình anh Nguyễn Tuấn Thọ ở thôn Quang Biểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, Bắc Giang chọn hướng phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi trâu sinh sản và thịt, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

10-16-29_dn_tru_58_con_cu_gi_dinh_nh_tho_chn_th_tu_do_tren_dong_co_tu_nhien_rong_ri
Đàn trâu của gia đình anh Thọ

Anh Thọ nuôi trâu đến nay được 5 năm. Lúc đầu vợ chồng anh chỉ nuôi 2 - 3 con với hình thức vỗ béo 3 - 4 tháng, gặp khách, được giá là bán. Nhận thấy cách làm này đem lại hiệu quả kinh tế cao và ít gặp rủi ro về vốn, chi phí thức ăn thấp nên vợ chồng anh mở rộng quy mô đàn lên 10 - 20 con.

Để chủ động con giống nuôi, anh Thọ mua cả trâu đực và trâu cái, sau đó tự phối giống tại nhà để sinh sản nhân đàn. Trâu con đẻ ra đến đâu anh để nuôi đến đó, sau 6 - 8 tháng bán giá trung bình 15 - 25 triệu đồng/con. Khi ổn đàn, số lượng trâu cái lên đến 15 con thì anh loại thải dần số trâu đực già, chất lượng giống thấp. Thay vào đó anh tìm mua những trâu đực giống mới khỏe và có tỷ lệ thịt cao về phối trong vòng 1 năm rồi tiến hành thay giống đực mới.

Kết hợp với việc tìm mua một số trâu gầy về nuôi vỗ béo 3 - 4 tháng, sau đó bán cho các nhà hàng, thương lái trong và ngoài tỉnh nên tổng đàn trâu của gia đình tăng qua các năm. Hiện, gia đình anh Thọ có 58 con trâu, trong đó có 15 trâu cái. Thời điểm cao nhất tổng đàn lên đến 65 con các loại.

Cách đây khoảng 2 tháng, gia đình anh vừa bán 11 con trâu thịt thu được 260 triệu đồng. Dự kiến từ nay đến cuối năm bán thêm 10 con nữa. Cộng doanh thu 30 triệu tiền bán phân chuồng cho các nhà vườn tại huyện Lục Ngạn mua về bón cây, trung bình một năm gia đình anh Thọ thu được trên 500 triệu đồng từ mô hình nuôi trâu.

Chia sẻ về bí quyết nuôi trâu hiệu quả cao, anh Thọ nói: “Điều quan trọng là phải thường xuyên cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bằng cách thay đực giống mỗi năm một lần, giúp kích thích tính động dục của những con cái tăng cao, hiệu quả nhân đàn nhanh, kết hợp với việc giám sát, chăm sóc thật kỹ từng con, bảo đảm đủ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường sạch”.

Nhờ kinh nghiệm chăm sóc hợp lý đã rút ngắn thời gian động dục và sinh sản của trâu cái, sau 25 ngày sinh sản có thể phối giống và 12 -13 tháng là đẻ. Bên cạnh đó không gian chuồng trại nuôi rộng rãi, thoáng mát, xa khu dân cư và có nguồn thức ăn cỏ, rơm rạ tự nhiên nên đàn vật nuôi của gia đình luôn khỏe mạnh, trâu thịt có tỷ lệ thịt xẻ cao, vị ngọt đậm.

“Một điều may mắn là năm 2017, tôi được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ mua một con trâu đực giống nội ở trại giống tỉnh Thanh Hóa. Đây là giống có tầm vóc to khỏe hơn so với những giống trâu trước, từ đó giúp gia đình cải tạo được giống mới chất lượng và hiệu quả hơn”, anh Thọ chia sẻ.

Được biết, toàn bộ số trâu hiện có của gia đình chủ yếu là giống trâu nội, có một con giống lai Murrah. Trâu được chăn thả theo phương thức tự do, tự phối giống trong đàn một cách tự nhiên. Điều này vừa là thuận lợi của người chăn nuôi, giảm chi phí đầu tư nhưng lại khó khăn trong vấn đề quản lý dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc.

Do đó, cơ quan chuyên môn khuyến cáo, người chăn nuôi nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra đàn vật nuôi của gia đình; thực hiện định kỳ nguyên tắc khử trùng, bảo đảm thức ăn đủ dinh dưỡng có kết hợp cả thức ăn thô và tinh, đặc biệt trong những ngày thời tiết thay đổi đột ngột cần bổ sung khoáng chất cần thiết và hợp lý.

Đánh giá về mô hình nuôi trâu tại hộ anh Thọ, ông Nguyễn Viết Thắng, Trưởng phòng Chăn nuôi, Trung tâm KN Bắc Giang nhấn mạnh, đây là mô hình hiệu quả kinh tế cao. Người chăn nuôi đã biết chủ động và có kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đàn.

Hiện, Trung tâm KN Bắc Giang đang phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển khuyến nông miền núi thực hiện dự án Cải tạo giống trâu giai đoạn 2012-2018. Theo đó, hỗ trợ 34 con trâu đực giống cho hộ chăn nuôi tại các huyện Lục Ngạn, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang và TP Bắc Giang với định mức 50% giá trị mỗi con. Từ đó chuyển giao nhiều giống trâu mới đến hộ dân, góp phần nâng cao chất lượng đàn và sản phẩm chăn nuôi an toàn đến người tiêu dùng.

Xem thêm
Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đồng Tháp trang bị gần 1.580 trạm bơm phục vụ lúa hè thu

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện nay vụ lúa hè thu 2024 toàn tỉnh đã xuống giống hơn 130.000/186.500ha theo kế hoạch, các trà lúa đang trong giai đoạn mạ xanh và làm đòng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm