| Hotline: 0983.970.780

Nâng chất lượng trường tiểu học vùng khó khăn

Thứ Hai 04/04/2011 , 09:19 (GMT+7)

Cuối tuần qua, Bộ GD- ĐT đã tổ chức đánh giá việc sử dụng gần 200 triệu USD để nâng cao chất lượng giáo dục tại 36 trường tiểu học.

Cuối tuần qua, Bộ GD- ĐT đã tổ chức đánh giá việc sử dụng gần 200 triệu USD để nâng cao chất lượng giáo dục tại 36 trường tiểu học có điều kiện kinh tế khó khăn tại Việt Nam. Đây là số tiền nằm trong Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) do Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Bỉ hỗ trợ trong 6 năm (2010-2015).

Ông Trần Đình Thuận, Giám đốc chương trình SEQAP biết, bắt đầu khởi động từ tháng 3/2010 với tổng vốn khoảng 186 triệu USD, trong đó vay ưu đãi Ngân hàng Thế giới 127 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại từ Chính phỉ Bỉ là 6 triệu EURO, Chính phủ Việt Nam là gần 28 triệu USD. Số tiền này hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, tạo cơ hội học tập bình đẳng trong các nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, tăng tỷ lệ hoàn thành cấp học.

Cùng với đó, hỗ trợ các trường tiểu học chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày. Đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học, tăng thời lượng học tập, tăng hiệu quả dạy học tại nhà trường và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, lãnh đạo các trường. Với gần 200 triệu USD này, sẽ có thêm gần 4.600 phòng mới cho các trường (gồm 2.800 phòng học mới, 2.400 nhà vệ sinh và 500 phòng đa năng); phụ cấp thường xuyên cho 2.500 giáo viên dạy thêm giờ và các khoản chi tiêu cho các quỹ hỗ trợ nhà trường và học sinh; hơn 450.000 học sinh tiểu học được học cả ngày.

Ngoài ra, những người làm công tác quản lý của những trường tiểu học này cũng được bồi dưỡng về năng lực. Ông Thuận nêu luôn kiến nghị, năm 2011 này, SEQAP sẽ dành 30 tỷ đồng để mua sắm hàng hóa trong các trường và mong Bộ Tài chính sớm xem xét, phê duyệt. Ngoài ra, cũng điều chỉnh về Quỹ phúc lợi học sinh (phải có ít nhất 40% học sinh khó khăn được hưởng) và nâng mức tiền ăn của mỗi học sinh là 7.000 đồng/bữa như hiện nay.

Sát biên giới hai nước Lào và Campuchia, với trên 20 dân tộc đang sinh sống trong đó 53% là dân tộc thiểu số nên phần lớn học sinh tỉnh Kon Tum có hoàn cảnh khó khăn. Theo đại diện Sở GD- ĐT Kon Tum, với nguồn vốn viện trợ này, tỉnh đã tổ chức cho học sinh ăn trưa tại các trường nhưng cơ sở vật chất còn thiếu thốn, như nhà ăn, nhà bếp; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo (thiếu nguồn nước sạch, việc bảo quản thức ăn…).

 Bên cạnh đó, việc tổ chức ăn trưa tại nhà trường đòi hỏi ngày công lao động của ban giám hiệu và giáo viên tăng lên vượt mức quy định nhưng chưa có kinh phí chi trả hay bồi dưỡng để động viên tinh thần. Chưa kể sách truyện còn thiếu và nghèo nàn, thiếu dụng cụ thể dục thể thao cho học sinh vui chơi ngoài giờ nghỉ trưa… Đại diện sở này kiến nghị cần tăng mức hỗ trợ quỹ phúc lợi học sinh để nhiều học sinh được tạo điều kiện hơn. Đồng thời chi phí trả cho nhân viên nấu ăn cũng cần bổ sung cho phù hợp hoặc tăng số lượng nhân viên nấu ăn và nâng cao định mức suất ăn cho mỗi học sinh.

Ông Đoàn Văn Ninh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tuyên Quang kiến nghị cụ thể mức ăn bây giờ phải là 10.000 đồng/bữa ăn/học sinh. Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An nói, mức ăn 7.000 đồng/bữa ăn là quá thấp, nên tăng đối tượng học sinh miền núi dân tộc thụ hưởng. Ban quản lý SEQAP Trung ương cũng nên bổ sung chính sách phụ cấp trách nhiệm và làm thêm giờ cho giáo viên dạy cả ngày, nhân viên phục vụ, nhiệm vụ chi của Quỹ không nên cứng nhắc mà khiến cơ sở khó áp dụng với hoàn cảnh. Ngoài ra, Ban quản lý nên xử lý những công trình xây dựng từ năm 2010 nhưng đến nay chưa tiến hành.

Đây cũng là ý kiến, kiến nghị của nhiều tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Quang, Quảng Trị… Thu nhận toàn bộ ý kiến của các địa phương, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng thừa nhận, SEQAP mới thực hiện được 1 năm nên kết quả còn hạn chế. Thời gian tới, Bộ sẽ yêu cầu lãnh đạo 36 trường trong diện được hỗ trợ tạo điều kiện cán bộ, giáo viên tham dự các khóa tập huấn nâng cao năng lực tối đa. Đồng thời sẽ đánh giá kết quả môn Toán - Tiếng Việt của học sinh lớp 5 xem hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước có như mong muốn để có thể đưa dự toán kinh phí cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất