| Hotline: 0983.970.780

Nâng hiệu quả sử dụng hồ Soài Check

Thứ Ba 06/12/2016 , 13:15 (GMT+7)

Với dung tích chứa 293.000m3, hồ Soài Check ở ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang vừa đảm bảo cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng, vừa phục vụ sản xuất và bảo vệ rừng phòng hộ trong lưu vực 2,26km2.

11-54-45_nh-2-ho-soi-check
Đoàn kiểm tra của Sở NN-PTNT An Giang và Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) tại hồ Soài Check
 

Đây còn là công trình giúp tăng lượng nước ngầm ở hạ lưu, tạo cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ du lịch.

Trước nhiều thông tin cho rằng, sau khi xây dựng hồ Soài Check, người dân đi lại khó khăn, cả trăm hecta đất bị bỏ hoang vì thiếu nước tưới, khai thác hồ lãng phí. Mới đây Sở NN-PTNT An Giang đã phối hợp Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) và Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn tổ chức khảo sát thực tế công trình này. Kết quả cho thấy, nhiều thông tin phản ánh là chưa chính xác.

Ông Mai Thanh Tuấn, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết: Trước đây, bà con canh tác ruộng trên ở khu vực ấp Tô Thuận xã Núi Tô chủ yếu tận dụng nước mưa tự nhiên, trồng mỗi năm chỉ được 1 vụ. Sau khi hồ Soài Check được xây dựng xong, bàn giao cho địa phương khai thác, vận hành, khoảng 50ha được phục vụ nước tưới vào mùa khô, khai thác được 2 vụ màu/năm.

Đối với diện tích phía dưới hạ lưu hồ, việc canh tác vẫn bình thường bởi vào mùa mưa, nước từ đập tràn vẫn chảy xuống tự nhiên. Trước đây, người dân có làm đường lên núi làm rẫy, trồng cây ăn trái. Sau khi xây dựng hồ Soài Check cắt ngang con đường, bà con không đi thẳng nữa mà vòng qua hành lang hồ. Đoạn đường vòng tuy có xa hơn nhưng việc đi lại vẫn thuận tiện.

Ông Tô Hoài Phong, Phó trưởng Ban Quản lý dự án (Sở NN-PTNT An Giang), cho biết, việc xây dựng hồ Soài Check thuộc chương trình Ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), do Sở NN-PTNT An Giang triển khai xây dựng từ năm 2014, hoàn thành và bàn giao cho địa phương tháng 6/2016, giá trị đầu tư 119 tỷ đồng.

Đặc thù vùng Bảy Núi vào mùa mưa, nước từ trên núi chảy hết xuống đồng bằng rồi ra biển. Vào mùa khô, dân lại thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Trước tình hình đó, tỉnh đã đề nghị Trung ương đầu tư các dự án hồ chứa nước vùng cao, trong đó có hồ Soài Check.

Mục tiêu của hồ là tích nước vào mùa mưa, giảm lũ lụt cho vùng hạ du, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Núi Tô, Cô Tô và một phần thị trấn Tri Tôn. Khi nước được tích trữ trong lòng hồ sẽ làm tăng lượng nước ngầm ở hạ lưu hồ, phục vụ phòng chống cháy rừng, tạo cảnh quan môi trường sinh thái thu hút khách du lịch đến với vùng Bảy Núi. Thực tế sau khi vận hành, khai thác, mục tiêu tích nước và phục vụ nước sinh hoạt đã đạt được.

11-54-45_nh-1-ho-soi-check
Hồ Soài Check tích nước vào mùa mưa rất hiệu quả
 

Thực tế, hồ Soài Check mới hoàn thành và đưa vào sử dụng trữ nước mùa mưa đầu tiên của năm nay. Một số thông tin cho rằng vào mùa khô, hồ trơ đáy, dân không có nước sản xuất phải bỏ hoang là thiếu khách quan bởi thời điểm mùa khô, hồ còn… chưa xây xong.

Ông Lữ Cẩm Khường, Phó GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, mặc dù nhiều thông tin phản ánh không chính xác nhưng qua khảo sát thực tế, đoàn công tác cũng đề ra một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn của hồ. Cần lắp các bóng đèn cao áp kéo dài liên tục trên đường đê kết hợp giao thông trên lòng hồ là không cần thiết, gây lãng phí điện năng nên sẽ tháo xuống, chỉ chừa ở những vị trí cần thiết. Vì lý do an toàn đập, cao trình ngưỡng tràn được thiết kế 19,8m. Khi nước trong hồ đạt ngưỡng này, tự động tràn xuống hạ du.

Tuy nhiên, nhằm tăng lượng nước tích trữ vào mùa mưa để đáp ứng tốt hơn khả năng phục vụ vào mùa khô, Sở NN-PTNT An Giang thống nhất với Tổng cục Thủy lợi nâng cao trình đập tràn lên thêm khoảng 1m.

“Chúng tôi cũng đã mời Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam khảo sát, lập dự án nạo vét lòng hồ và xây dựng hệ thống thủy lợi sau hồ. Đơn vị này đang đánh giá các khu vực nạo vét không thấm (ít thấm, ít mất nước), tính toán cân bằng nước… để đề xuất cụ thể phương án và kinh phí thực hiện”, ông Khường thông tin.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm