| Hotline: 0983.970.780

Nắng nóng, nhiều nghề "hái ra tiền"

Thứ Tư 09/06/2010 , 15:06 (GMT+7)

Cái nắng gay gắt mấy ngày qua khiến nhu cầu tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tránh nắng tăng vọt. Còn các hộ kinh doanh, dù đã khản tiếng, toát mồ hôi mà vẫn không kịp trở tay…

Cái nắng gay gắt mấy ngày qua khiến nhu cầu tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tránh nắng tăng vọt. Còn các hộ kinh doanh, dù đã khản tiếng, toát mồ hôi mà vẫn không kịp trở tay…

Chán cơm thèm... bún, phở

Thời tiết nắng nóng khiến cho việc ăn uống của nhiều người gặp không ít khó khăn. Tất cả đều hoặc ngại ra đường hoặc ngại ăn… cơm. Giới nhân viên văn phòng là một ví dụ điển hình. Nhiều người trong số này đã lựa chọn phương án mua cơm hộp, ăn trưa ngay tại công ty thay vì về nhà ăn cùng gia đình, hoặc nếu đi thì cũng cố chọn cho được một “góc” mát mẻ để "dầm" mình. 

Nhiều người trốn cơm, trốn cái nóng bằng bát phở ăn tạm bên lề đường

Anh Nam, nhân viên của cửa hàng cơm phở số 22 hàng Mắm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Do quán có nhiều món ăn, đồ uống, lại thoáng mát, nên vào dịp nắng nóng này, số lượng khách tới ăn đông hơn hẳn, trong đó bún, phở là món ăn được mọi người lựa chọn nhiều hơn cả”.

Tại làng bún Phú Đô (Mễ Trì, Hà Nội), không khí tấp nập xe cộ ra vào mua bán diễn ra hối hả trong nhiều ngày qua. Khách tới mua bún (chủ yếu để đi bán buôn lại cho các cửa hàng khác) phải dậy từ tờ mờ 4 giờ lấy hàng, nếu đến muộn nhiều khi còn không có hàng mà mua.

Theo ông Bùi Quang Cảnh, trưởng thôn làm bún Phú Đô: giống như mùa lễ hội, mùa nóng, bún bán chạy hơn bao giờ hết. Hiện nay, mỗi ngày, làng cung ứng cho riêng thị trường Hà Nội từ 50-60 tấn bún/ngày, chiếm 70-80% thị phần. Trung bình, mỗi nhà sản xuất theo phương pháp truyền thống làm được từ 1 – 2 tạ/ngày. Đây trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.

Giải khát “lên ngôi”

Trong số các hàng ăn uống, đông đúc, tất bật nhất thời gian này phải kể tới các cửa hàng giải khát: kem, trà sữa, nước mía và đặc biệt là bia hơi. Các cửa hàng kinh doanh bia lớn như Hải Xồm hay Lan Chín không khi nào ngớt khách, đặc biệt là vào buổi chiều, khi tan sở. Bà chủ quán thì nói khản cả tiếng, nhân viên thì làm việc không xuể, mệt toát mồ hôi hột…

Người người đổ xô đi uống bia để giải nhiệt cơn khát

Các xưởng sản xuất đá sạch cũng cố gắng hoạt động hết công suất để phục vụ các “thượng đế”. Mặc dù vậy, cũng có không ít thời điểm đá sạch bị “cháy” hàng.

Anh Hùng - nhân viên phân phối đá lẻ (thuộc Công ty TNHH Máy nước đá Mai Phương có trụ sở tại G1, ngõ 308 Minh Khai) cho biết, những ngày bình thường xưởng chỉ cho ra lò 6 - 7 tấn, và ít hơn vào mùa đông. Thời gian gần đây, nhu cầu tăng vọt, xưởng để máy chạy cả ngày lẫn đêm, cho ra lò tới 10 tấn/ngày mà vẫn có thời điểm không có hàng để bán. Nhiều người dân quanh đây không còn ngạc nhiên với cảnh những chiếc xe chở đá xếp hàng dài, nối đuôi nhau chờ đến lượt mình lấy đá đem đi bán.

Mùa nóng là mùa làm ăn bội thu của những nhà kinh doanh đá, mùa hái ra tiền của cả những người vận chuyển

Một người bán đá lẻ khác, anh Tuân cho hay: “Ngày trước, cố gắng lắm mỗi ngày cũng chỉ bán được 2 - 3 chuyến, mỗi chuyến 1,5 tạ. Gần đây, tôi “chạy” mỗi ngày bình quân 7 - 8 chuyến, có hôm lên đến 15 - 20 chuyến. Mà số lượng, giờ còn phải cố chở nhiều hơn, 2 tạ/lần. Thu nhập của tôi cũng tăng gấp đôi, mỗi ngày kiếm được kha khá, khoảng 100 nghìn đồng”.

Cùng với bia hơi, trà đá cũng đang có cho mình giai đoạn “bội thu”. Các quán giải khát này gần như mọc lên khắp nơi, đông nhất tập trung tại khu vực các trường đại học.

"Bói" không ra một quán trà đá vắng khách trong những ngày đổ lửa như thế này

Chị Phan Thu Hương, chủ quán trà đá trên phố Nguyễn Hiền (Q.Hai Bà Trưng) cho biết, mấy ngày qua lượng khách đông gấp 2-3 lần ngày thường, chủ yếu là học sinh - sinh viên và nhân viên văn phòng, nhiều khi trở tay không kịp. Buổi tối thậm chí còn đông hơn ban ngày, chị phải nhờ cả em con nhà cô ra giúp bán hàng. “Nói thật là cũng khấm khá hơn ngày thường, nhưng mệt lắm anh ạ. Tối, 9 giờ về đến nhà là chỉ muốn đi ngủ thôi”, chị Hương nói.

Thời trang “thua” thời tiết

Những chiếc áo chống nắng đã trở thành “người bạn” không thể thiếu của không ít chị em phụ nữ mỗi khi bước ra đường. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết tại Hà Nội nắng nóng mấy ngày qua, nhu cầu sử dụng các sản phẩm này đã tăng vọt.

Áo chống nắng "đắt show" nhờ nắng nóng

Chị Hồ Lan, chủ cửa hiệu kinh doanh các mặt hàng áo, mũ tránh nắng tại nhà B2 - Khu tập thể Kim Liên cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ vào hè là mọi người đổ xô đi mua áo tránh nắng. Bán mỗi ngày 35-40 chiếc là chuyện bình thường. Cao điểm có hôm chị bán được tới hơn 50 chiếc, một ngày bán bằng bán cả tháng trời ròng rã”.

Theo chị Lan, các sản phẩm chống nắng năm nay đa dạng hơn về kiểu dáng, mẫu mã và chất liệu. Nếu trước đây, các kiểu áo dài tay, có đai là lựa chọn số một của nhiều chị em phụ nữ, thì năm nay, do thời tiết quá khắc nghiệt nên kiểu áo lửng (cho mát), có mũ (che nắng) lại đang là lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi mua áo chống nắng.

Giá của các sản phẩm này dao động từ 80-120 nghìn đồng/chiếc tuỳ theo chất liệu, trong đó đắt nhất là những chiếc áo bò. Chị Hoa (nhà ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay: “Chị có hai chiếc áo chống nắng ở nhà rồi, nhưng đều là loại không có mũ và khá mỏng. Năm nay nắng nóng ghê quá, phải mua thêm cái nữa dày hơn mới chịu nổi”.

Sản phẩm làm mát "nóng" thêm

Các thiết bị điện máy làm mát phổ biến như quạt máy hay sang trọng và đắt tiền hơn là điều hoà nhiệt độ cũng là những sản phẩm có mức tiêu thụ nhanh trong thời gian qua.

Quạt máy, trăm người bán, vạn người mua

Tại đại lý phân phối quạt máy số 56 Nguyễn Lương Bằng, khách ra vào mua bán không ngớt. Chị Huyền, người bán hàng tại đây tay không ngừng sắp xếp quạt máy, cho biết: “Từ sáng tới tối, khách hỏi mua đều đều, chủ yếu là mua buôn, ngoài ra còn có các gia đình trẻ và sinh viên”.

Không khí mua bán tại cửa hàng kinh doanh quạt điện của anh Dũng (cách nhà chị Huyền hai nhà) đìu hiu hơn một chút. Tuy vậy, mỗi ngày, anh Dũng cũng bán được ít nhất 2-3 chiếc, bình thường bán được 5 chiếc. “Khách tới xem đông lắm, nhiều khi giữa trưa, đang nắng kinh khủng, tôi định chợp mắt một chút thì lại có khách tất tưởi dựng xe vào hỏi mua hàng” – anh Dũng hồ hởi nói.

Tầng lớp bình dân dùng quạt máy, còn giới “thượng lưu” thì phải dùng điều hoà mới “oách”. Chẳng thế mà các siêu thị điện máy lúc nào cũng đông đúc. Nhân viên thì khản cả cổ vì phải… tư vấn nhiều. Sản phẩm bán chạy nhất là các loại model máy điều hoà giúp tiết kiệm 60% điện năng của LG.

Theo anh Hà, nhân viên bán hàng của siêu thị điện máy HC, khách vào xem rất đông, trong đó, bình quân 10 người lại có 1 - 2 người mua hàng.

(Theo VTC News)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm