| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm thương hiệu lúa gạo Việt Nam

Thứ Tư 27/01/2016 , 05:50 (GMT+7)

Mới đây, tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (An Giang), Tập đoàn Lộc Trời tổ chức hội thảo triển khai bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững quốc tế (SRP) áp dụng trên cánh đồng lớn (CĐL).

00-28-41_hoi-tho-sx-lu-go-ben-vung-srp-nh-hd
Hội thảo SX lúa gạo bền vững SRP

Hơn 50 nông dân đầu tiên tham gia tập huấn và thực hành SX lúa trên 150ha đầu tiên theo bộ tiêu chuẩn SRP tại 3 địa điểm: CĐL Vĩnh Bình (An Giang), Tân Hồng (Đồng Tháp) và Vĩnh Lợi (Bạc Liêu).

Bộ tiêu chuẩn quốc tế SRP

Trong thời gian qua, Diễn đàn lúa gạo bền vững (SRP) được thành lập bởi Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) và Viện Lúa quốc tế (IRRI) có sự tham gia nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã thúc đẩy áp dụng bộ tiêu chí quốc tế SRP.

SRP hiện có 31 thành viên chính thức, bao gồm Bộ Nông nghiệp của các nước trồng lúa gạo trọng điểm, các tập đoàn nông nghiệp hàng đầu, các tổ chức chứng nhận quốc tế và các DN thương mại lúa gạo lớn nhất thế giới. Trong đó Tập đoàn Lộc Trời chính thức là một thành viên từ cuối tháng 10/2015.

SRP xây dựng bộ tiêu chuẩn đầu tiên của thế giới về lúa gạo bền vững với 46 tiêu chí và 8 vấn đề trên các chu kỳ cây trồng. SRP được kỳ vọng sẽ mở ra một cơ hội lớn cho hoạt động xây dựng thương hiệu ở qui mô toàn cầu cho lúa gạo Việt Nam.

Ông Võ Văn Á, phụ trách triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn SRP trên CĐL của Tập đoàn Lộc Trời cho biết: Bộ tiêu chí của SRP có các chỉ số đo lường cụ thể, nhấn mạnh đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường với tầm nhìn phát triển bền vững. Yếu tố kinh tế đảm bảo khía cạnh năng suất và giá thành, trong khi yếu tố môi trường sẽ chú trọng kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV phù hợp, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Yếu tố xã hội của bộ tiêu chí tập trung đảm bảo trong các vấn đề an toàn thực phẩm, sức khoẻ cho người lao động…

Tháng 11/2015, trong cuộc đấu xảo với 25 loại gạo ngon nhất của các Cty SX lúa gạo quốc tế, sản phẩm gạo “Hạt Ngọc Trời - Thiên Long”, làm từ giống lúa AGPPS103 của Lộc Trời đã vinh dự thắng giải TOP 3 gạo ngon nhất thế giới - Giải thưởng của The Rice Trader của ngành lúa gạo quốc tế là một chứng nhận quan trọng về chất lượng của hạt gạo Lộc Trời.

Thực tế những năm gần đây, nhiều nông dân SX lúa trên CĐL ở các địa phương đã quen áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên đồng ruộng như: Làm đất, quản lý dịch hại, quản lý sử dụng nước, bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “1 phải 6 giảm”, ICM, IPM… với quy trình SX theo hướng an toàn, bền vững.

Do đó, ông Á tin tưởng rằng với sự phối hợp của lực lượng kỹ sư 3 cùng, sau khi tập huấn, nông dân trong CĐL của Tập đoàn Lộc Trời sẽ tiếp nhận và áp dụng thành công 46 tiêu chí có liên quan. Hơn nữa bộ tiêu chuẩn SRP có thể điều chỉnh phù hợp với từng quốc gia nên áp dụng khả thi trên đồng lúa nước ta.

Lợi ích thực hiện SRP

Việc thực hiện SRP trước mắt sẽ giúp hoạt động SX lúa gạo có được 3 lợi ích quan trọng. Thứ nhất, trong hoạt động canh tác, SRP sẽ giúp nông dân thực hành hiệu quả hơn, tiếp cận được chuỗi cung ứng minh bạch, đồng thời việc SX sạch giúp đảm bảo các yếu tố về y tế và môi trường.

Thứ hai, trong hoạt động chế biến, việc áp dụng bộ tiêu chí SRP sẽ giúp nhà SX kiểm soát được chất lượng, kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm, đồng thời giảm thiểu rủi ro, gia tăng mức độ thu hồi sản phẩm.

00-28-41_cum-nh-my-che-bien-lu-go-nm-tren-vung-nguyen-lieu-sx-lu-o-huyen-thoi5-son-n-ging-cu-td-loc-troi-nh-tn
Cụm nhà máy chế biến lúa gạo nằm trên vùng nguyên liệu SX lúa ở huyện Thoại Sơn (An Giang) của Lộc Trời

Trong hoạt động tiêu thụ, áp dụng tiêu chí SRP sẽ giúp nâng cao danh tiếng của thương hiệu, tăng cường lòng trung thành của khách hàng, nâng cao quyền thương lượng đối với nhà bán lẻ và sẽ bán được sản phẩm với giá cao hơn.

Các giai đoạn phát triển của SRP: Khởi đầu từ năm 2011-2014 xây dựng bộ tiêu chuẩn; giai đoạn kiểm chứng 2015-2016 thử nghiệm và thực hiện; từ 2017 trở đi nhân rộng. Kế hoạch hội thảo khởi động thử nghiệm bộ tiêu chuẩn SRP đang hợp tác với các đối tác ở các quốc gia: Pakistan, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka và Indonesia.

Tập đoàn Lộc Trời (tiền thân là Cty CP BVTV An Giang) đã nhận ra các mặt lợi ích trên và trở thành thành viên của SRP nhờ có ưu thế trải qua quá trình 7 năm (từ năm 2011) xây dựng vùng SX lúa, đầu tư trực tiếp, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Đến năm 2015, Lộc Trời đang vận hành hệ thống 5 nhà máy xay xát, chế biến và tồn trữ lúa gạo trải rộng ở vùng ĐBSCL với công suất lên đến 1 triệu tấn/năm, đảm bảo khả năng đáp ứng vùng SX lúa trên 91.000ha, với hơn 37.800 hộ nông dân liên kết SX trên CĐL.

Lộc Trời tham gia vào SRP nhằm tìm kiếm cơ hội kết nối rộng rãi trực tiếp với mạng lưới quốc tế của SRP. Mạng lưới mối quan hệ này trải rộng từ cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu với những đối tác tham gia vào chuỗi giá trị SX lúa gạo, vật tư đầu vào, xay xát, chế biến, kinh doanh lúa gạo...

Qua đó giúp Lộc Trời cập nhật nhiều kinh nghiệm, đồng thời mở ra nhiều cơ hội lớn về mặt thương mại khi có cơ hội tiếp cận các Cty kinh doanh lúa gạo quốc tế.

Về mặt xây dựng thương hiệu lúa gạo, việc triển khai thành công bộ tiêu chí SRP hứa hẹn sẽ giúp Lộc Trời nâng cao nhận thức của công chúng trong cam kết phát triển bền vững, nâng cao giá trị thương hiệu để tạo niềm tin đối với người tiêu dùng trên khắp toàn cầu.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Lộc Trời nhận định: “Thực hiện đạt chứng nhận SRP không phải đóng phí. Gia nhập vào SRP, Lộc Trời đang đưa hoạt động xây dựng chuỗi giá trị SX lúa gạo của mình tiến một bước mới. Đáp ứng 46 tiêu chí quốc tế trong SX lúa gạo, kết nối rộng rãi với các DN lúa gạo hàng đầu, Lộc Trời thực sự nhìn thấy cơ hội nâng cao giá trị sản phẩm của người nông dân tham gia CĐL trên thị trường toàn cầu.

Theo lộ trình triển khai áp dụng SX lúa theo bộ tiêu chí quốc tế SRP, tháng 6 tới Lộc Trời sẽ cùng bà con nông dân thực hành 150ha; giai đoạn 2 sẽ mở rộng lên 15.000ha và giai đoạn 3 dự kiến nâng lên 150.000ha…”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm