| Hotline: 0983.970.780

"Né" hạn

Thứ Năm 21/03/2013 , 09:56 (GMT+7)

Không bị khô hạn như Bình Định nhưng dự báo vụ HT tới, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi sẽ thiếu nước trên diện rộng; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hết sức cấp thiết.

Không bị khô hạn như Bình Định nhưng dự báo vụ HT tới, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi sẽ thiếu nước trên diện rộng; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hết sức cấp thiết.

>> Hiệu quả kép

Không như các địa phương khác được lấy nước từ hệ thống thủy nông Thạch Nham, SXNN ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu được cung cấp nước từ các hồ chứa nước nhỏ như Hóc Mít, Mạch Điểu, Hóc Sầm nên chỉ đáp ứng đủ nước tưới vụ ĐX. Vụ HT khô hạn kéo dài, không có mưa bổ sung thì không thể đáp ứng đủ nước cho lúa ở chân ruộng cao, vì vậy xã đã chuyển sang SX cây trồng cạn.

Những năm trước, 2 sào ruộng nhà anh Nguyễn Văn Hùng, thôn Phước Vĩnh, xã Đức Phú chỉ độc canh lúa nước, năm nào vào vụ HT có nước thì mới làm được nhưng năng suất thường thấp hơn vụ ĐX, nếu hạn thì đành phải bỏ hoang. Năm 2010, sau khi chính quyền vận động, anh Hùng đã chọn cây đậu phộng thay cây lúa.

"Ngay đầu vụ chúng tôi đã được ngành nông nghiệp tập huấn quy trình kỹ thuật trồng. Trồng đậu phộng khá vất vả, tốn công chăm sóc, thường xuyên thăm đồng nên vụ đầu cũng khá khó chịu. Tuy nhiên thu nhập từ trồng đậu phộng cao hơn nhiều so với lúa nên cả gia đình rất phấn khởi", anh Hùng cho biết.


Ớt cũng được người dân trồng “né” hạn

Sau khi thu hoạch lúa ĐX, anh Hùng làm đất chuyển sang trồng cây đậu phộng vụ HT. Theo tính toán của anh, với 2 sào đậu phộng, mỗi vụ đạt 2,5 tạ, với mức giá hiện nay dao động từ 23.000 - 27.000 đồng/kg thu được gần 6 triệu đồng. Trong khi trồng lúa mỗi vụ thu trên 3,5 tạ thóc, bán 6.000 đồng/kg thì chỉ được khoảng 2 triệu, trừ chi phí chẳng còn bao nhiêu lãi.

Anh Hùng cho hay: Trồng đậu phộng cũng chỉ mất khoảng 3 tháng tương đương với trồng lúa. Không chỉ tăng thu nhập, tiết kiệm được nước tưới, việc chuyển đổi cây trồng còn góp phần cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và cắt mầm sâu bệnh trên đồng ruộng cho những vụ sau. Từ những lợi ích đó, những năm qua hàng trăm ha lúa được bà con chuyển sang cây trồng cạn.

Không chỉ ở Mộ Đức mà việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Quảng Ngãi đã diễn ra ở nhiều huyện khác; đặc biệt những vùng xa nguồn nước, vùng cuối kênh đều mang lại hiệu quả cao.

Ông Đào Minh Hường, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cho biết: "Năm 2012 lượng mưa ít, các hồ đập đều thiếu nước; ngay từ đầu vụ ĐX chúng tôi đã xác định vụ HT sẽ có trên 16.000 ha lúa thiếu nước. May mắn là trong thời gian qua có một số trận mưa, lượng nước được bổ sung thêm nên khả năng vụ HT tới diện tích thiếu nước giảm xuống còn khoảng 5.000 ha ở các vùng phía đông huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Đức Phổ… Những diện tích này cần phải chuyển sang cây trồng cạn".

"Rút kinh nghiệm, năm nay trước khi vào vụ HT chúng tôi yêu cầu các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi báo cáo đầy đủ, chính xác khả năng đáp ứng tưới được bao nhiêu, đối với những diện tích không đảm bảo tưới thì tiếp tục tuyên truyền, vận động để người dân chuyển đổi; đồng thời thông báo ngay là không có nước tưới và kiên quyết không tháo nước cho những vùng này xuống giống", ông Lê Muộn nói.

Theo ông Hường, Quảng Ngãi đã hình thành nhiều vùng chuyên canh rau màu cho thu nhập cao hơn lúa. Tuy nhiên nếu trồng quá nhiều thì sẽ không có thị trường tiêu thụ dẫn tới thua lỗ, do vậy những diện tích lúa thiếu nước tỉnh khuyến cáo trồng ngô, đậu phộng, đậu xanh bởi đây là những cây trồng có đầu ra luôn ổn định.

Phải khẳng định việc chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cạn phù hợp với điều kiện thiếu nước và cho thu nhập cao ở miền Trung. Tuy nhiên tại Quảng Nam, chuyển đổi diễn ra không như mong muốn. Ông Lê Muộn, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết: "Mỗi vụ, toàn tỉnh xuống giống khoảng 45.000 ha lúa, trong đó 38.000 ha được tưới tiêu từ các công trình thủy lợi, còn lại 7.000 ha lúa rẫy ở miền núi và ngoài vùng tưới. Trồng lúa không mất nhiều công chăm sóc như cây trồng cạn nên nông dân còn e ngại chuyển đổi.

Như vụ HT 2012 khô hạn diễn ra khá gay gắt, diện tích lúa thiếu nước lên tới 5.000 ha, ngành chức năng đã vận động nông dân nhưng cũng chỉ chuyển đổi được 500 - 700 ha. Hậu quả là trên 900 ha ha lúa bị mất trắng, 4.000 ha giảm năng suất. Năm nay, theo nhận định vụ HT nhiều công trình thủy lợi của các huyện Thăng Bình, Núi Thành… không đủ nước tưới với diện tích khoảng 5.000 ha".

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất