| Hotline: 0983.970.780

"Né rầy, ôm nước", hiệu quả SX lúa

Thứ Ba 19/02/2013 , 10:11 (GMT+7)

Giải pháp này tiết kiệm ít nhất 1 - 2 lần phun thuốc đầu vụ với chi phí trung bình 200.000 đ/ha. Với diện tích né rầy, thời gian qua Cần Thơ đã tiết kiệm được gần 85 tỷ đồng.

Giải pháp “né rầy - ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa ở ĐBSCL của nhóm tác giả Phạm Văn Quỳnh, Nguyễn Thị Kiều, Nguyễn Thị Mỹ Sơn, Phan Văn Năm, (Sở NN-PTNT Cần Thơ) là tiến bộ kỹ thuật được áp dụng hiệu quả, được tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam 2012.

Tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm

Bệnh VL-LXL gây tác hại nghiêm trọng và không có thuốc trị. Do đó, biện pháp đối phó hiện nay là quản lý rầy nâu không để cây lúa bị truyền bệnh. Áp dụng giải pháp “né rầy - ôm nước” được nông dân đồng tình áp dụng, đảm bảo các vụ lúa thắng lợi.

Qua ghi nhận từ các vụ lúa thu đông ở Cần Thơ cho thấy, việc lây nhiễm và mức độ bệnh liên quan đến gieo sạ thời điểm rầy di trú và tình trạng mạ mới phát triển bị ngập. Từ thực tiễn đó, giải pháp kỹ thuật “né rầy - ôm nước” được hình thành, thực hiện gieo sạ khi không có rầy nâu - “né rầy” và dùng nước che chắn lúa non nếu rầy đến - “ôm nước”.

Theo quy luật, vòng đời sinh trưởng của rầy có thời gian thành trùng (7 - 10 ngày) là có khả năng di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác, từ vùng này sang vùng khác. Vì vậy, để tránh dịch bệnh cần gieo sạ theo lịch né rầy. Mặt khác, không thể né rầy các đợt di trú phụ, nên cần áp dụng thêm biện pháp bổ sung là ôm cây lúa bằng điều khiển mực nước ruộng cho ngập cháng 3 cây lúa để giảm sự đeo bám của rầy. Đặc biệt, ban đêm cần bơm nước phủ cả đọt lúa và ban ngày rút bớt xuống cháng ba.


Áp dụng giải pháp “né rầy - ôm nước” nâng cao hiệu quả SX

Giải pháp này tiết kiệm ít nhất 1 - 2 lần phun thuốc đầu vụ với chi phí trung bình 200.000 đ/ha. Với diện tích né rầy, thời gian qua Cần Thơ đã tiết kiệm được gần 85 tỷ đồng. Hơn nữa, việc hạn chế phun thuốc trừ rầy nâu, giúp bảo vệ sức khỏe người trực tiếp SX lúa, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nâng cao hoạt động cộng đồng, liên kết SX.

Ngoài ra, việc hợp tác gieo sạ đồng loạt, mạnh dạn học hỏi kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm cũng giúp nông dân nâng cao tính chủ động, sáng tạo, cùng nhau giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong SX...

Quy trình kỹ thuật

Áp dụng giải pháp, nhóm tác giả đưa ra quy trình giúp nông dân thực hiện có hiệu quả việc SX lúa, bao gồm: Vệ sinh đồng ruộng, san bằng mặt ruộng và gia cố bờ thật tốt để chủ động điều khiển mực nước ruộng. Gieo sạ đồng loạt trên diện rộng theo từng khu vực, mỗi đợt gieo sạ không kéo dài quá 10 ngày; Theo dõi bẫy đèn, khi rầy nâu vào đèn đạt đỉnh cao thì khuyến cáo nông dân chuẩn bị ngâm ủ giống và gieo sạ vào 2 - 3 ngày sau đó. Thời gian gieo sạ không kéo dài quá 2 tháng mỗi vụ, thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất 3 tuần lễ để cày ải, phơi đất và giảm áp lực sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác.

Về giống, cần xác định bộ giống chủ lực của địa phương trên cơ sở bộ giống của Cục Trồng trọt đưa ra. Khuyến cáo nông dân sử dụng giống xác nhận, giống chống chịu rầy nâu, bệnh VL-LXL. Sử dụng một loại giống không vượt quá 15 - 20% trong cơ cấu giống lúa, để hạn chế sự thích nghi của rầy nâu, tránh bộc phát dịch rầy nâu. Xử lý giống bằng Risopla II để giúp cây mạ mọc mầm khỏe, cứng cáp tạo tiền đề cho cây lúa khỏe tăng khả năng chống chịu khi gặp điều kiện bất lợi (ngập nước).

Trong trường hợp do điều kiện canh tác khó khăn không thể theo đúng lịch gieo sạ đồng loạt, hoặc do rầy di trú bất thường, cần che chắn cây lúa bằng cách điều khiển mực nước ruộng: Khi cây lúa đã mọc mầm, phát triển 1 - 5 lá mà rầy nâu tiếp tục di trú đến thì cần bơm nước ruộng cho ngập cháng 3 cây lúa để giảm sự đeo bám của rầy trong suốt thời gian rầy tiếp tục đến.

Giải pháp kỹ thuật “né rầy - ôm nước” đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ được sức khỏe nông dân - người trực tiếp SX, tăng hiệu quả kinh tế. Đồng thời, nâng cao tính cộng đồng của nông dân, thông qua việc liên kết SX, hợp tác gieo sạ đồng loạt, bơm và quản lý nước phù hợp...

Đặc biệt, vào chiều tối, cần bơm nước phủ cả đọt lúa và ban ngày rút bớt xuống cháng ba. Mặt khác, cũng cần áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” để giảm giá thành SX, giảm áp lực sâu bệnh hại khác; tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả SX, an toàn môi trường.

Cần chú ý áp dụng đồng bộ các biện pháp để tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ canh tác. Chọn giống tốt được xử lý kích kháng tạo cây mạ khỏe, cứng cáp. Các biện pháp kỹ thuật liên hoàn tạo ruộng lúa khỏe ngay từ khâu vệ sinh đồng ruộng; cắt đứt nguồn lây lan bệnh từ vụ trước; chuẩn bị đất, bờ bọng; chọn giống, xử lý kích kháng, gieo sạ né rầy...

Tăng cường hệ thống bẫy đèn các địa phương cấp huyện (vì rầy di trú có quy mô của vùng và còn di chuyển ở phạm vi địa phương). Căn cứ theo dự báo về lứa rầy di trú cấp vùng (do Trung tâm BVTV phía Nam, Cục BVTV), cấp tỉnh (do Chi cục BVTV tỉnh, thành) và Trạm BVTV huyện theo dõi tình hình rầy vào đèn ở huyện, tham mưu cho chính quyền địa phương ban hành chỉ thị về lịch gieo sạ. Chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã tổ chức họp với các ban ngành đoàn thể triển khai giải pháp trong từng cụm nông dân, trao đổi ý nghĩa và giải quyết thắc mắc của bà con nông dân về giải pháp.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm