| Hotline: 0983.970.780

Nén bạc đâm toạc… rừng thông

Thứ Ba 29/03/2011 , 10:44 (GMT+7)

Chỉ với một bản hợp đồng với lời hứa trả cho huyện 2,5 tỷ/năm, gần 1.000 ha rừng thông đang đứng trước nguy cơ bị sát hại…

Bản hợp đồng vội vàng

Những cánh rừng thông phòng hộ huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) giống như tấm áo giáp xanh che chở cho cả vùng núi non trên độ cao hơn một ngàn mét nơi đầu nguồn sông Đà. Để có những cánh rừng hôm nay, các thế hệ công nhân và đồng bào Mông nơi đây không chỉ đổ mồ hôi mà cả máu. Nhưng, chỉ với một bản hợp đồng với lời hứa trả cho huyện 2,5 tỷ/năm, gần 1.000 ha rừng thông trước nguy cơ bị sát hại…

Theo thống kê mới nhất, diện tích rừng thông huyện Mù Cang Chải hiện có 12.793,767 ha nằm trên độ cao từ 700m đến 1.500m, được trồng từ năm 1970 sau khi thành lập lâm trường Púng Luông. Ông Vũ Văn Thụy - nguyên GĐ lâm trường là một trong số những người đầu tiên xây dựng lâm trường đã kể với tôi: Trước đây cả vùng núi này bạt ngàn cỏ tranh, mùa khô vô cùng khắc nghiệt, ngày thì nắng gió đêm thì sương giá. Ngày ấy chúng tôi chẳng biết trồng cây gì có thể trụ được trên cái vùng đất khô cằn nơi này vừa có tác dụng phòng hộ lại có giá trị kinh tế ngoài cây thông. Lâm trường cử người sang tận Ngọc Chiến (Sơn La) lấy hạt về gieo. Người dân không tin trồng được rừng trên cái miền đất đầy nắng gió, rồi có thoát được cái họa đốt rừng làm nương hay không? 

Lán của đội quân khai thác nhựa thông

Nhưng đất và cây đã không phụ công người, lần lượt những cánh rừng thông bắt đầu mọc lên, trải dài từ đỉnh đèo Khau Phạ lan xuống Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Nậm Khắt…Màu xanh của thông cứ lan ra thu hẹp dần những trảng cỏ tranh hoang dại. Mùa khô năm 1980, lửa cháy rừng bén vào khu rừng mới trồng, cả lâm trường đều đi dập lửa, chị Phạm Thị Tiến là y tá lâm trường đã bị lửa thiêu khi đi chữa cháy rừng năm đó.

Có được những cánh rừng thông hôm nay là công sức của bao thế hệ công nhân lâm trường Púng Luông và người dân Mù Cang Chải. Những năm trước, khi giá nhựa thông chỉ có 5.000-6.000đ/kg thì chả ai thèm nhòm ngó tới, nay giá nhựa thông xuất khẩu sang Trung Quốc đang là 45.000-50.000đ/kg thì rất nhiều công ty đua nhau lên Mù Cang Chải đặt vấn đề khai thác nhựa thông, mỗi công ty đều đưa ra những lời hứa hẹn vô cùng hấp dẫn. Cuối cùng Cty TNHH Mai Ánh (gọi tắt là Cty Mai Ánh), địa chỉ: Số 10-Lý Thường Kiệt- P.Tam Thanh-TP. Lạng Sơn, đã thuyết phục được lãnh đạo huyện Mù Cang Chải đồng ý cho Cty được quyền khai thác nhựa trên diện tích 700 ha rừng thông tại hai xã Nậm Khắt và Púng Luông.

Để tạo điều kiện cho Cty Mai Ánh bước chân được vào rừng thông, ngày 17/01/2011 UBND huyện Mù Cang Chải có tờ trình số 18/TTr-UBND gửi UBND tỉnh Yên Bái, đề nghị bàn giao 982,34 ha rừng thông Mã Vĩ là rừng phòng hộ được trồng từ năm 1977-1991 tại các xã: Nậm Có, Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình sau khi đã rà soát lại 3 loại rừng được qui hoạch là rừng sản xuất cho huyện Mù Cang Chải quản lý, bảo vệ và khai thác nhựa thông. Ngày 14/02/2011 UBND tỉnh Yên Bái có văn bản số 244/UBND-NLN đồng ý với đề nghị của UBND huyện Mù Cang Chải, đồng thời giao cho huyện Mù Cang Chải phối hợp với Sở NN-PTNT Yên Bái và các ngành có liên quan tiến hành các bước tiếp theo để tổ chức bàn giao rừng theo đúng các qui định hiện hành.

Khi nhận được văn bản 244/UBND-NLN của UBND tỉnh Yên Bái, huyện Mù Cang Chải phải cùng các cơ quan liên quan "tiến hành các bước tiếp theo": Thống kê, đánh giá hiện trạng và giá trị của rừng; Quyết định của UBND tỉnh chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất; Tổ chức bàn giao cho chính quyền địa phương và các hộ gia đình quản lý, bảo vệ…sau đó mới giao cho các tổ chức kinh tế ký hợp đồng khai thác nhựa thông. Bất chấp "các qui định hiện hành", sau khi có trong tay văn bản 244/UBND-NLN, huyện Mù Cang Chải không cần phải "tiến hành các bước tiếp theo", ngày 26/02/2011 ông Giàng A Tông, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải đã ký "Hợp đồng nguyên tắc Liên kết khai thác nhựa thông" số 01/2011/HĐNT-BQL.

Tại hợp đồng này, UBND huyện Mù Cang Chải cho phép Cty Mai Ánh khai thác nhựa trên diện tích 700 ha rừng thông, Cty Mai Ánh trả 2 triệu đồng/tấn nhựa, thời gian khai thác 5 năm, mỗi năm Cty Mai Ánh nộp cho huyện Mù Cang Chải không dưới 2,5 tỷ đồng, ngoài ra người bảo vệ rừng còn được Cty Mai Ánh hỗ trợ 300.000đ/ha/năm. Một huyện nghèo như Mù Cang Chải mỗi năm thu ngân sách chỉ được hơn 5 tỷ đồng, thì 2,5 tỷ mà Cty Mai Ánh hứa nộp là số tiền khá hấp dẫn.

Ngay sau khi hợp đồng được ký, Cty Mai Ánh đã đưa người từ các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn đổ vào rừng thông khai thác nhựa không cần báo cáo cơ quan nào. (Còn tiếp)

Ông Hà Đức Hưng- PGĐ Sở NN-PTNT Yên Bái: Mặc dù diện tích rừng thông huyện Mù Cang Chải đã rà soát lại 3 loại rừng, nhưng chưa có quyết định chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. Rừng SX có trữ lượng, trước khi khai thác phải làm đầy đủ các thủ tục: Phương án khai thác, thiết kế khai thác…Họ chẳng cần làm các việc đó mà cứ đổ quân vào rừng, rõ ràng là huyện Mù Cang Chải chẳng coi Sở NN-PTNT ra gì. Tại sao họ lại vội vàng như thế?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm