| Hotline: 0983.970.780

Nên quan niệm 'cái gì không phải của mình thì đừng tức'

Thứ Tư 13/03/2019 , 10:47 (GMT+7)

Theo cô, rất giận, nhưng nên quan niệm “cái gì không phải của mình thì đừng tức”. Nếu không có gã em rể chạy giỏi thì đến nay, liệu mẹ cháu có sở hữu được 200m2 đất ấy không?

 Cô kính mến!

Cháu là con ruột của mẹ chứ không phải con dâu. Mà chuyện của mẹ ruột nói ra đã thấy đau lòng, còn viết ra nữa, cháu cũng cân nhắc lắm cô. Nhưng phải viết để cô lý giải cho việc này cô ạ.

Mẹ cháu có hai đứa con gái thôi. Cháu là gái lớn. Bố mẹ vào Nam khi chúng cháu còn nhỏ. Nhờ lộc của những người vào sớm nên bố mẹ có được một chỗ hồi ấy như là nhà kho. Rồi bố mẹ ở đó mãi cho đến khi bố mất, cũng ở đó. Nhà kho ấy rộng hai trăm mét vuông, trong ngõ cùng. Không ai giành với bố, bố cũng không xây dựng gì. Nhưng bố không còn thì là câu chuyện khác.

Đứa em gái của cháu ở gần mẹ, nó và chồng làm việc ở quận. Chồng nó giỏi xoay xở nên chúng nó làm thủ tục nhà kho ấy cho mẹ cháu đứng tên, có sổ đỏ, rồi mẹ sang tên cho hai đứa chúng nó. Cháu nói thì nó bảo, không có thần thế của chồng nó, người ta đã lấy lại từ lâu rồi. Hai trăm mét vuông ở ngay quận ấy thì cô xem, tiền tỷ.

Cháu cũng không nghèo. Cháu cũng không thưa kiện mà chi, hồi bố sống thì cũng như tạm trú chỗ ấy thôi. Cầm bằng như mẹ cháu trúng số. Nhưng cái cách xử sự của mẹ mới buồn cười.

 Cháu chị cả, nữa bàn thờ bố mẹ phải ở chỗ cháu, đúng không cô? Và việc chia chác ấy mà giỗ bố, cháu không đến chỗ gã em rể, cháu cúng mà không cần mẹ. Nhưng mẹ ngại, lần này ở chỗ em thì lần sau ở chỗ cháu. Không ra sao cả.

Mẹ sống thế mà coi được. Phần thừa kế của mẹ dù bất động sản ấy bố mẹ chưa có sổ nhưng hộ khẩu mẹ ở đó mấy chục năm nay, thừa kế thực tế chứ cô. Thế mà mẹ không cho con của cháu, tức cháu ngoại của mẹ một đồng nào. Mẹ chung kia mà.

Sao bên nặng bên nhẹ hay mẹ bị bùa mê thuốc lú thế cô? Nữa mẹ già lão hơn, đau ốm, chả lẽ cháu để mặc cho đứa em gái và em rể ấy lo? Mẹ bỏ cháu chứ cháu có bỏ mẹ đâu cô.

Mẹ cháu năm nay đã tám mươi, bố cháu mất 10 năm rồi cô. Bố để lại một đống tiền, mẹ không được hưởng, chỉ có đứa em rể ấy đi xây khách sạn làm giàu. Cháu không biết nên cười hay nên khóc nữa cô?

---------------------

Cháu thân mến!

Lại một lá thư liên quan đến tiền. Tiền tiền tiền. Chừng như xã hội ta đang điên lên vì tiền. Có đúng vậy không?

Cô nhìn sang các nước chúng ta gọi chung là văn minh, ngay như Singapore nhỏ bé mà thu nhập hơn mười lần ta, để thấy họ cũng đông và chật nhưng sao ngăn nắp, đâu ra đó. Dĩ nhiên họ cần nhiều tiền để chi phí cho cuộc sống văn minh. Tiền ở đó trước hết phải minh bạch, không được lắt léo. Và tiền được kiểm soát từ khi hôn nhân (đa số có hợp đồng kinh tế khi kết hôn), tiền thuế phải nghiêm, tiền xài trong thẻ, trong séc, để tránh giữ tiền mặt và dễ kiểm soát khi cần và tiền của, khi thừa kế phải theo luật mà luật của họ cực kỳ chi tiết.

Chuyện của mẹ và em gái cháu, kể cả với cháu lu bu, u minh, khó chịu… là do: thứ nhất, bố mẹ cháu ở cái nhà kho không sở hữu (các nước người ta có cư ngụ kiểu thế đâu); thứ hai bố mất không có di chúc (mà di chúc sao đây với chỗ ở dù cho có hộ khẩu nhưng không có giấy tờ chứng nhận sở hữu); thứ ba em rể cháu dựa vào thế hành chính quận chạy chọt để có sổ đỏ; thứ tư ngay từ đầu gã ấy và vợ nó đã rắp tâm gạt cháu ra rìa; thứ năm mẹ cháu biết thừa mà a tòng, vì nó đem về hàng tỷ!

Vậy đó, cả một mưu đồ từ ba con người thì cháu chống làm sao? Mẹ chưa mất mà nó đã sang tên sổ đỏ, mẹ bị lột sạch trên tay rồi. Cháu giận bầm gan tím ruột nhưng cháu và chồng chống lại sao đây khi chuyện đã rồi. Chúng nó đem mẹ về chăm, mẹ có vẻ hợp với đôi ấy, mẹ đối xử một cách “ngoại giao” với cháu mà thôi.

Theo cô, rất giận, nhưng nên quan niệm “cái gì không phải của mình thì đừng tức”. Nếu không có gã em rể chạy giỏi thì đến nay, liệu mẹ cháu có sở hữu được 200m2 ấy không? Có lẽ hai chị em cũng sẽ bỏ tiền ra chạy nhưng năm ăn năm thua và rồi, chồng cháu và em rể có thống nhất được không?

Mẹ là mẹ, bà cũng dại chứ không sáng suốt gì cả. Nhưng mẹ đã gần đất xa trời, kệ đi cháu. Vả lại mẹ ở đâu thì bàn thờ bố ở đó, sau có lẽ hai chị em đều là gái nên không thân nhau thì nhà ai nấy lập bàn thờ, vậy thôi.

Việc này sâu xa và trầm trọng, món tiền lớn quá mà được lại không chia, người Việt mình lại giận lâu, yên bề mặt cho đến khi mẹ theo bố thôi, cô nghĩ vậy. Thôi thì cứ vậy vậy đi, nghe cháu.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm