| Hotline: 0983.970.780

Nếp thơm Liên Hoa có nhiều ưu điểm

Thứ Hai 14/01/2019 , 15:05 (GMT+7)

Nếp thơm đặc sản Liên Hoa được chọn tạo từ tổ hợp lai Nếp Nhung/Nếp 415, do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Bắc Hải lai tạo chọn lọc từ vụ mùa năm 2006. 

Với đặc điểm thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chịu khá với một số sâu bệnh hại, chất lượng gạo tốt, mùi thơm tinh tế, hạt gạo trắng, tròn và to, giống lúa nếp thơm đặc sản Liên Hoa được đánh giá là sản phẩm có nhiều ưu điểm để xây dựng thương hiệu gạo nếp đặc sản hàng hóa.

Nếp thơm đặc sản Liên Hoa được chọn tạo từ tổ hợp lai Nếp Nhung/Nếp 415, do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Bắc Hải lai tạo chọn lọc từ vụ mùa năm 2006. Giống được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá có tính khác biệt, đồng nhất, ổn định.

20-36-33_img_1807
Giống nếp thơm đặc sản Liên Hoa hứa hẹn trở thành thương hiệu mạnh

Giống nếp thơm Liên Hoa được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng số 427/QĐ-TT-VPBH ngày 24/12/2017 và báo cáo xin công nhận sản xuất thử tháng 12/2018.

Ông Phạm Tân Hưng, tác giả chọn tạo giống nếp thơm đặc sản Liên Hoa chia sẻ, chứng kiến hạt gạo nếp cùng đất nước trải qua từ thời chiến tranh, đổi mới và hội nhập, trong thâm tâm ông từ lâu đã nung nấu quyết tâm tạo ra một giống lúa nếp thơm mang giá trị hàng hóa thương mại lớn.

Bởi ông Hưng nhìn thấy trong tương lai, lúa nếp thơm đặc sản sẽ trở thành hàng hóa có tiềm năng không chỉ để xuất khẩu mà còn trở thành món ăn ngon, giàu dinh dưỡng được nhiều gia đình ưa chuộng trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ mang ý nghĩa ăn thưởng thức trong dịp lễ, tết như trước đây.

Quả thực, các kết quả khảo nghiệm giống lúa nếp thơm đặc sản Liên Hoa trên nhiều đồng đất, mùa vụ đều cho thấy giống có nhiều ưu điểm: Ngắn ngày (thời gian sinh trưởng 125 - 130 ngày trong vụ xuân và 105 - 110 ngày trong vụ mùa hoặc hè thu), dạng hình đẹp, cây gọn, thân cứng, lá đứng, dày, sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe quần thể đồng đều, hạt to bầu.

Giống nếp thơm đặc sản Liên Hoa có năng suất dao động từ 58 - 63,2 ta/ha. Khối lượng 1.000 hạt 30,5g, bông hữu hiệu/khóm = 7, hạt xếp sít, bông to, gạo đẹp và thơm. Trong khảo nghiệm sản xuất giống nếp thơm nếp thơm đặc sản Liên Hoa đạt trung bình đạt 60 tạ/ha ở vụ xuân, vụ mùa đạt 55 tạ/ha, điều kiện thâm canh cao có thể đạt 65 tạ/ha.

Đặc biệt, giống nếp thơm đặc sản Liên Hoa chống chịu khá với một số đối tượng sâu bệnh hại chính trong điều kiện tự nhiên, như: Đạo ôn ở vụ xuân và bạc lá ở vụ mùa. Phục hồi sau ngập úng tốt. Thời vụ gieo cấy dao động vụ xuân từ 20/01 - 15/02. Khung thời vụ tốt nhất từ 25/01 - 10/02, vụ mùa gieo 10/6 - 15/6. Giống cũng có khả năng chịu rét, ngập úng và chống đổ khá, khả năng thâm canh cao, tính thích ứng rộng. Giống thích hợp gieo cấy chân đất vàn, vàn cao trong cơ cấu lúa xuân muộn mùa sớm (hoặc hè thu) ở các tỉnh phía Bắc.

Những ưu điểm của nếp thơm đặc sản Liên Hoa được chứng minh từ khâu gieo trồng, chăm sóc, mùa vụ, chồng chịu tới chất lượng hạt gạo, hạt cơm… là căn cứ xác đáng để giới trong ngành giống đánh giá: So với những giống lúa nếp trong nhiều năm trở lại đây, nếp thơm đặc sản Liên Hoa là giống có nhiều ưu điểm vượt trội, khác biệt.

Các kết quả phân tích cho thấy nếp thơm đặc sản Liên Hoa tương đương và dẻo hơn giống nếp khác, được người sản xuất và thị trường rất ưng ý, đạt tiêu chuẩn cao để xuất khẩu.

Trên nền tảng thế mạnh của giống nếp thơm đặc sản Liên Hoa, lãnh đạo Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Bắc Hải chia sẻ, phía doanh nghiệp mong muốn tìm được đối tác tâm huyết, cùng chung tay xây dựng một thương hiệu nếp thơm đặc sản mang thương hiệu, văn hóa, bản sắc của vùng đất Hà Nội ngàn năm văn hiến.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm