| Hotline: 0983.970.780

Nếu cà phê nhuộm đen bằng pin ra thị trường làm thực phẩm thì phải xử lý hình sự

Thứ Tư 18/04/2018 , 20:54 (GMT+7)

Chiều 18/4, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức họp báo liên quan đến vụ phát hiện, bắt quả tang hàng chục tấn phế phẩm cà phê được nhuộm đen bằng pin con Ó tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, ở thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp vào ngày 15/4.

Ông Ngô Xuân Lộc - Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Đắk Nông và đại tá Lê Vinh Quy - Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông đồng chủ trì buổi họp báo.

19-35-57_1
Lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Nông thông tin vụ việc

Tại bổi họp báo, Thượng tá Phạm Thanh Bình, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh cho biết: từ ngày 15 - 17/4/2018, PC49 Công an tỉnh đã phát hiện tại cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Thanh Loan, thôn 13, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) làm chủ đang dùng dung dịch màu đen (hỗn hợp nước và pin) để ngâm, tẩm, nhuộm đen phế phẩm cà phê. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, niêm phong 21,265 tấn phế phẩm cà phê đã ngâm, tẩm, nhuộm đen và được đóng bao bì, 40 lít dung dịch, 35kg pin bị đập dẹp, 192 kg lõi, nắp và vỏ pin.

 "Hiện công an tỉnh Đắk Nông đang làm rõ động cơ, mục đích nhuộm đen phế phẩm cà phê bằng pin con Ó. Công an tỉnh đã mời bà Loan về trụ sở Công an tỉnh làm việc, nhưng bà Loan hết sức ngoan cố. Hành vi của bà Loan là dùng việc dùng pin, đập lõi than và pha trộn vào nước để pha với phế phẩm cà phê thì đã rõ, nhưng công an tỉnh đang điều tra mục đích làm việc này của bà Loan".

Hiện tại, Cơ quan CSĐT đang tích cực điều tra bà Loan bán sản phẩm cho ai, khối lượng như thế nào, giá cả ra sao, bán ở đâu và bán với mục đích gì? Trong đó, đơn vị tập trung làm rõ việc bà Loan trộn phế phẩm cà phê với bột pin nhằm mục đích gì vì đây là căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật hay không. Công an tỉnh đã đem vật chứng đi kiểm nghiệm để xác định hợp chất bà Loan dùng để nhuộm phế phẩm cà phê. Đại tá Quy cho biết, Công an tỉnh đã mời các đối tượng liên quan là ông Xuân Bảo, chồng bà Loan và anh Ngô Ngọc Sơn, người làm công lên làm việc để làm rõ mục đích việc sản xuất phế phẩm này.

Tại buổi họp báo, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh văn phòng UBND tỉnh, cho biết, UBND tỉnh đã nắm thông tin ban đầu từ phía công an tỉnh và yêu cầu Công an tỉnh khẩn trương điều tra làm rõ các vấn đề liên quan.

“Nếu thực sự bán cà phê nhuộm chất trong viên pin ra thị trường làm thực phẩm cho con người thì phải xử lý hình sự. Đây là hành vi ghê gớm, coi thường sức khỏe và tính mạng con người quá rõ”, ông Lộc cho biết.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm