| Hotline: 0983.970.780

Nếu không sớm chặn dịch, giá thịt lợn sẽ tăng rất cao vì nguồn cung khan hiếm

Thứ Năm 23/05/2019 , 20:39 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: Việc chậm triển khai hỗ trợ lợn bị tiêu hủy là nguyên nhân khiến người chăn nuôi bán tống bán tháo lợn bệnh, gây nguy cơ lây lan dịch ra môi trường.

Kinh nghiệm chống dịch của Pháp

Chia sẻ về kinh nghiệm chống dịch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kể lại câu chuyện khi làm việc với đoàn Tham tán Thương mại của Pháp. Họ cũng vừa mới phát hiện lợn bị nhiễm virus dịch tả lợn Châu Phi ở khu vực giáp ranh với biên giới Bỉ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ về phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Minh Phúc.

Ngay lập tức, nhà nước ra lệnh quây bán kính 40km xung quanh ổ dịch, điều động quân đội, thợ săn, dùng công nghệ tâm nhiệt để “xử lý” toàn bộ lợn và lợn rừng khu vực đường biên giới. Đồng thời, Chính phủ Pháp cũng chi ngay 20 triệu USD để triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.

Nhìn lại bối cảnh của Việt Nam, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cho biết: Ban Bí thư, Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các bộ, ngành và địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt phòng chống dịch, bao gồm cả đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương.

“Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chống dịch sau này ở các địa phương vẫn còn những bất cập, tồn tại. Nhất là việc chôn xác lợn không đúng quy định, để xác trong chuồng quá lâu mới đem đi chôn”, Thứ trưởng Tiến nói.

Bên cạnh đó, trong quá trình khi đem lợn chết, ốm bệnh đi chôn thì không có bao gói ni lông, để dịch tiết, máu phân rơi vãi ra đường, và nguy hiểm hơn nữa là một số địa phương để xảy ra tình trạng vứt xác lợn ra sông suối.

Theo kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển, khi lợn thương phẩm được bán ra thị trường thì phải trích phần trăm để nộp vào quỹ dự phòng chăn nuôi. Khi có dịch bệnh xảy ra, nhà nước trích ngay quỹ để hỗ trợ người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở chăn nuôi tuân thủ rất nghiêm ngặt các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.

Người dân bán tháo lợn bệnh vì... tiền hỗ trợ về chậm

Tại một số địa phương, tiền hỗ trợ lợn tiêu hủy vì dịch tả lợn Châu Phi chưa được chi trả kịp thời (do phụ thuộc vào nguồn ngân sách Trung ương), nên có tình trạng người dân bán tống, bán tháo lợn ốm, bệnh ra thị trường, gây lây lan dịch ra môi trường.

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi được báo chí quan tâm. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ hai, thú y ở cơ sở nhiều tỉnh thành không đủ lực để kiểm soát, tiêm phòng, vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Chế độ hỗ trợ người tham gia tiêu hủy dịch rất thấp, chỉ 100.000 đồng trong khi thị trường lao động bình quân từ 250.000 - 200.000 đồng/ngày.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Ngành chăn nuôi lợn của nước ta có quy mô 28 triệu con, tương đương 3,8 triệu tấn thịt lợn, chiếm 72% tổng sản lượng thịt của cả nước. Nếu không sớm ngăn chặn dịch bệnh, tới đây giá thịt lợn sẽ tăng rất cao, vì nguồn cung không còn nữa.

Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Tài chính bàn với các bộ, ngành, địa phương để tìm phương án hỗ trợ hoặc nguồn kinh phí để đảm bảo kịp thời chống dịch.

“Để giữ được đàn giống gốc cụ kỵ, ông bà, sắp tới đây, khi có điều kiện phát triển sản xuất, Bộ sẽ triệu tập một cuộc họp để đề nghị nâng cấp an toàn sinh học của các cơ sở chăn nuôi đàn giống gốc”, Thứ trưởng nói.

Chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo phải sắp xếp lại các cơ sở giết mổ. Nếu cơ sở giết mổ nào đảm bảo an toàn thú y, an toàn thực phẩm thì được phép thu mua lợn ở các cơ sở nếu kết quả phân tích âm tính với dịch tả lợn Châu Phi, kể cả trong vùng dịch. Sau khi giết mổ xong, phải test lại lần nữa, nếu âm tính với dịch tả lợn Châu Phi thì có thể lưu thông và bán ra thị trường cả trong và ngoài vùng dịch.

Khuyến khích cấp đông thịt lợn cho cuối năm

Đồng thời, Chính phủ cũng giao Bộ Công thương xây dựng cơ chế hỗ trợ để huy động các doanh nghiệp đầu tư kho trữ đông thịt lợn để có thể bình ổn giá vào các tháng cuối năm.

Đối với các trường hợp trục lợi chính sách hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi như ở Hải Dương, sáng 22/5, Bộ NN- PTNT đã phát văn bản để chấn chỉnh, không để thực trạng trên tái diễn.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm