| Hotline: 0983.970.780

Nga muốn bán tàu chiến mang tên lửa Kalibr cho Việt Nam

Thứ Hai 30/07/2018 , 19:26 (GMT+7)

Quan chức Nga khẳng định tàu tên lửa lớp Karakurt có tiềm năng xuất khẩu tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tàu tên lửa Karakurt đầu tiên được Nga hạ thủy tháng 7/2017. Ảnh: TASS.

"Các tàu tên lửa lớp Karakurt có lượng giãn nước lớn và trang bị vũ khí mạnh, nổi bật là tổ hợp tên lửa hành trình đa năng Kalibr. Chúng có tốc độ và khả năng cơ động cao, cùng mức giá chấp nhận được. Tôi tin Karakurt sở hữu tiềm năng xuất khẩu tuyệt vời đối với nhiều quốc gia tại châu Á - Thái Bình Dương như Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ", TASS dẫn lời Phó thủ tướng Nga Yuri Borisov hôm nay tuyên bố.

Tàu tên lửa thuộc Đề án 22800 "Karakurt" được Nga phát triển để thực hiện nhiệm vụ tại các vùng biển xa bờ, thay thế cho Đề án 21631 "Buyan-M" chỉ có thể hoạt động gần bờ. Hải quân Nga đã đặt mua tổng cộng 18 tàu tên lửa lớp Karakurt, chiếc đầu tiên dự kiến được biên chế trong năm nay.

Nga đang chế tạo ba tàu lớp Karakurt đầu tiên để biên chế cho Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen, trong đó hai chiếc đã hạ thủy và đang lắp đặt vũ khí. "Tôi tin quá trình sản xuất hàng loạt sẽ thu hút sự chú ý của các khách hành với loại chiến hạm này", Thứ trưởng Borisov nói.

Tàu có thiết kế tàng hình với nhiều góc cạnh để phân tán tín hiệu radar đối phương, phần thượng tầng được lắp các đài radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) để tăng khả năng phát hiện mục tiêu liên tục.

Lớp Karakurt có chiều dài 67 m, rộng 11 m, lượng giãn nước 800 tấn, tầm hoạt động 4.600 km và tốc độ tối đa 56 km/h. Mỗi tàu Karakurt có giá gần 32 triệu USD.

Vũ khí chính của lớp Karakurt là 8 tên lửa hành trình Kalibr hoặc tên lửa diệt hạm siêu thanh P-800 Oniks, được đặt trong cụm ống phỏng thẳng đứng phía sau thượng tầng. Phiên bản cho hải quân Nga được trang bị một pháo hạm AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, có thể tiêu diệt cả mục tiêu trên biển và trên không.

Hai chiếc đầu tiên chỉ được trang bị hai cụm pháo phòng thủ cực gần AK-630M, trong khi những chiếc còn lại sẽ mang tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-M. Lớp Karakurt không được lắp hệ thống định vị thủy âm (sonar) và vũ khí chống ngầm.

(VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm